Liệu có “thế lực thù địch” nào đứng đằng sau những biến cố dồn dập ở Myanmar gần một tháng qua: đầu tiên là cuộc đảo chính ngày 1-2, rồi sau đó là những cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp cả nước? Thật ra, vụ đảo chính chính phủ dân sự ở Myanmar không gây bất ngờ. Ngay trước bầu cử quốc hội ngày 8-11-2020, thượng tướng Min Aung Hlaing của phe quân đội đã cảnh cáo “rất khó để đạt được một nền dân chủ ổn định khi có những vi phạm trong quá trình bầu cử” và “Tatmadaw [quân đội Myanmar] có trách nhiệm bảo vệ đất nước và hiến pháp” (Irrawaddy 6-11). Ảnh: VoxHai ngày sau, dân chúng đi bầu và Liên minh quốc gia vì dân chủ (LND) của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn, giành được 396 ghế ở cả hai viện quốc hội, nhiều hơn số 322 ghế cần thiết để thành lập chính phủ mới, trong khi đảng đối lập Liên minh phát triển và đoàn kết (USDP), chủ yếu gồm các cựu tướng tá quân đội xuất ngũ, chỉ được có 33 ghế, còn tệ hơn so với 41 ghế giành được vào năm 2015.Những tố cáo đầu tiênNgay lập tức các tướng lĩnh và USDP tố cáo bầu cử gian lận. Song, họ không phải là những người đầu tiên hay duy nhất tố cáo. Hơn một tháng trước cuộc bầu cử, từ 5-10-2020, trên một số diễn đàn quốc tế đã xuất hiện cáo giác: “Myanmar: Bầu cử về cơ bản là sai luật - người Rohingya bị loại trừ, quyền tiếp cận truyền thông không bình đẳng, bắt giữ những ai phê bình”. Tố giác này giờ đây đã bị “giấu biến” bằng dòng chữ “Chúng tôi cáo lỗi: trang bạn yêu cầu không có sẵn”. Song, nếu tìm trang cached của bài này, sẽ hiện ra đầy đủ như sau: https://www.hrw.org/news/2020/10/05/myanmar-election-fundamentally-flawed.Đích thân Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của HRW, cũng đã lên tiếng: “Cuộc bầu cử không thể tự do và công bằng khi 1/4 số ghế được dành cho quân đội, quyền tiếp cận các phương tiện truyền thông nhà nước không bình đẳng, những người phê bình chính phủ phải đối mặt với kiểm duyệt hoặc bắt giữ, và người Rohingya bị khước từ tham gia cuộc bỏ phiếu”.Quan điểm này đã được HRW duy trì nhất quán từ cuộc bầu cử trước của Myanmar. Năm 2015, cũng ông Adams khẳng định: “Cuộc bầu cử [ở Myanmar] mắc phải những sai sót nghiêm trọng, chẳng hạn như ủy ban bầu cử thiên vị, phương tiện truyền thông nhà nước do đảng cầm quyền thống trị, luật pháp và chính sách ngăn cản người Rohingya và những người khác bỏ phiếu và ứng cử”. Nội dung tố cáo hầu như là một, chỉ khác đối tượng bị tố cáo năm 2015 là quân đội, năm 2020 là chính quyền dân sự.Biểu tình lớn đã nổ ra ở Myanmar sau đảo chánh. Ảnh: AFPTừ đó, không thể không suy nghĩ: 33 ngày trước bầu cử mà HRW tố cáo bầu cử có sai sót, đừng trách tại sao quân đội Myanmar cũng tố có gian lận! Bầu cử hôm chủ nhật 8-11 thì ba ngày sau, Bloomberg 11-11-2020 cho biết: “Đảng USDP dựa vào quân đội đã bác bỏ kết quả cuộc bỏ phiếu hôm chủ nhật, nói rằng họ có bằng chứng về một số gian lận, bao gồm cả những người đã chết được nhập danh sách cử tri bỏ phiếu cho Đảng LND của bà Suu Kyi và các quan chức bầu cử ủng hộ đảng cầm quyền”.Hãng tin này dẫn lời Win Win Aung, phát ngôn viên của đảng đối lập, yêu cầu “một cuộc bầu cử lại với sự hậu thuẫn của quân đội nên được tổ chức càng sớm càng tốt”. Myint Naing, một ủy viên Ủy ban Bầu cử liên bang, bác bỏ các khiếu nại này, gọi đó là “cáo buộc vô căn cứ” và yêu cầu các bên nộp khiếu nại kèm chứng cớ trong vòng 15 ngày.Trong bài viết đó, Bloomberg đã đưa ra một nhận xét lạ lùng như sau: “Các cáo buộc về sai sót trong bỏ phiếu được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Michael Pompeo cho biết Mỹ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử ở Myanmar, kêu gọi nhà chức trách đảm bảo việc kiểm phiếu và giải quyết khiếu nại minh bạch và đáng tin cậy”.Kiểm tra lại trên website tàng thư 2017 - 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ, quả là ông Pompeo đã có ra tuyên bố báo chí đề ngày 9-11, bắt đầu bằng câu: “Hoa Kỳ nhìn nhận cuộc bầu cử quốc hội Burma [tức Myanmar]… đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình chuyển tiếp dân chủ”, song lại kèm câu: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử. Chúng tôi kêu gọi tất cả các cơ quan hữu quan đảm bảo việc kiểm phiếu và giải quyết khiếu nại được thực hiện một cách minh bạch và đáng tin cậy”.Nếu Bloomberg chú ý phát biểu trên của ông Pompeo, thì các tướng lĩnh Myanmar, vốn thạo tiếng Anh, không lý gì không để ý, nhất là khi tuyên bố này còn được đăng lại trên website của tòa đại sứ Mỹ tại Myanmar ngay hôm 10-11. Nói như người Mỹ hay nói là: “Nghe có mùi cá ươn”.Chưa hết, một ngày sau thông báo của ông Pompeo, đại sứ Atul Keshap, một phụ tá trợ lý ngoại trưởng Mỹ lúc đó, phát biểu tại một hội nghị trực tuyến: “Mặc dù chúng tôi lo ngại về các vấn đề trong quá trình bầu cử - bao gồm các ghế không được bầu dành cho quân đội, việc tước quyền và hủy bỏ cuộc bỏ phiếu ở một số khu vực - chúng tôi vẫn là đối tác tận tâm của người dân Myanmar trong cuộc truy cầu dân chủ, hòa bình và hòa giải quốc gia”. Hôm nay, tôi kêu gọi giới quân nhân Myanmar chấm dứt ngay đàn áp. Thả các tù nhân, kết thúc bạo lực, tôn trọng nhân quyền cùng ý muốn của dân chúng đã thể hiện trong những cuộc bầu cử gần đây”Tổng thư ký LHQ António Guterres lên tiếng hôm 12-2-2021Phát biểu này của ông đại sứ về cam kết “với người dân”, chớ không phải Chính phủ Myanmar, cộng thêm phát biểu của ngoại trưởng Pompeo, và tố cáo “bầu cử sai sót” của HRW, rất dễ bị/được các tướng lĩnh Myanmar xem như “đèn xanh đã bật”.Xôi giống xôi, nhưng thủ không giống thủTrong thời điểm trước và sau bầu cử ở Myanmar, có thể giới quân nhân lúc đó hi vọng một mai khi đã giành chính quyền, họ cũng sẽ được ông Donald Trump tiếp tại Nhà Trắng như ông từng tiếp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người cũng nhờ đảo chính mà lên nắm quyền? Tướng Min Aung Hlaing và bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: The Japan TimesBình luận về sự kiện này, tờ The Nation của Thái Lan viết rằng chính quyền quân nhân coi lời mời đến Washington “như cái gật đầu về tính hợp pháp trong trường hợp không thông qua bầu cử”. Họ càng muốn theo gót tướng Prayuth hơn nữa khi biết rằng: “Sau cuộc đảo chính [ở Thái Lan], Hoa Kỳ đã ngừng viện trợ quân sự và các chương trình đào tạo [với Thái Lan], song dưới thời Trump, lại cho phép bán vũ khí nhiều hơn” (AP 2-10-2017).Trên một bình diện khác, có thể thấy rằng các chiêu trò tố cáo “gian lận bầu cử” của giới tướng lĩnh Myanmar phải nói là bản sao của những tuyên bố “cuộc bầu cử Mỹ bị đánh cắp” và đòi “lật ngược kết quả” của chính ông Trump. Những người ủng hộ ông Trump cũng đã tính làm “chính biến” bằng cách tràn vào tòa nhà quốc hội, nhưng tất nhiên, Mỹ không phải là Myanmar!Các mốc thời gian cũng rất quan trọng. Bầu cử ở Myanmar diễn ra sau bầu cử ở Mỹ 5 ngày. Bầu cử hôm 8-11 thì qua 11-11 tờ Irrawaddy của Myanmar loan tin: “USDP của giới quân nhân kêu gọi kiểm phiếu lại tại thị trấn Mingin thuộc vùng Sagaing”. Bài báo nêu chi tiết tiến sĩ San Win của USDP, người đã thua khi tái tranh cử ở Mingin vào nghị viện vùng Sagaing, tố cáo: “Nhiều hạn chế khác nhau đã được áp dụng để gạch tên các cử tri của USDP khỏi danh sách cử tri. Trong khi các cử tri NLD lại được đưa vào danh sách ngay cả khi họ không đủ điều kiện”. Chưa hết: “Trong việc thu thập phiếu bầu sớm, cơ quan bầu cử đã lách luật và hợp thức hóa phiếu bầu cho NLD, trong khi luật lệ lại được áp dụng nghiêm ngặt để loại bỏ phiếu bầu cho USDP”.Cuối cùng, cũng như ở Mỹ, ngày 29-1-2021, Ủy ban Bầu cử Myanmar bác bỏ các cáo giác của USDP. Hôm đó, ở Mỹ, ông Trump đã “rút vô bóng tối” được 9 hôm rồi, còn ông Joe Biden đã bước vô Nhà Trắng. Nhưng ở Myanmar thì khác. Hai ngày sau, quân đội Myanmar đảo chính, lao đã phóng, phải theo lao. Cánh quân đội cũng rút tỉa ngay kinh nghiệm chiếm đồi Capitol bên Mỹ: giam lỏng toàn bộ lãnh đạo dân sự một ngày trước khi quốc hội mới nhậm chức. Rất nhiều tờ báo Mỹ sau cuộc đảo chính đã nói tới sự tương tự giữa hai chuỗi sự kiện này. Chẳng hạn như Business Insider 1-2: “Trump biếu đạn dược lý luận cho các tướng lĩnh” - có thể xem là “tóm tắt đầy đủ” nhất!Hôm 6-2, Reese Erlich, trong chuyên mục “Thông tín viên nước ngoài” của trang Scoop, nêu câu hỏi: “Trump và phe đảo chính ở Myanmar có gì chung?”, rồi ông trả lời: “(Đảo chính) đã có thể xảy ra ở Hoa Kỳ, nếu như Tổng thống Donald Trump có thêm sự ủng hộ từ quân đội cho nỗ lực giữ quyền lực của ông dù thua cuộc bầu cử. Cả Trump và các tướng Myanmar đều có chung quan điểm về dân chủ… Các tướng lĩnh coi tình trạng rối loạn chức năng ở Hoa Kỳ như lời biện minh cho chính họ”.Ghi nhận các sự kiện như thế không có nghĩa là quy kết có dính líu giữa chính quyền Trump và giới quân sự Myanmar. Đó có thể chỉ là một sự trùng hợp, hoặc có khi còn một bên thứ ba tận dụng tình hình đang hỗn mang ở Mỹ để ra tay ở Myanmar, như có thể thấy trong cuộc họp kín trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 2-2. Trong một diễn biến khác, Foreign Policy 23-2 đưa tin tướng đảo chính Min Aung Hlaing đã loan báo sẽ tái khởi động một số dự án đập thủy điện “chưa được nêu tên”. Nhưng dù sự thật có là gì, một điều đã rõ ràng: Những hành động và việc làm của chính quyền Trump đã để lại hệ quả sóng lan ngay cả ở những nơi xa xôi nhất so với nước Mỹ.■ Tags: Dân chủBầu cửMyanmarAung San Suu KyiĐảo chánh
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.