Mẹ Long phải chỉnh giấy từng chút cho Long vẽ tranh - Ảnh: VŨ TOÀN |
kể năm 16 tuổi, đang học lớp 9 thì gặp nạn do đi chăn bò, nghịch ngợm trèo lên cây phi lao bị bão bật nghiêng gốc. Hai đốt sống cổ số 3, số 4 của Long bị giập nát. Long bị liệt tứ chi, phải nằm “chết” một chỗ trong không gian thu hẹp trên chiếc giường con.
“Nghệ sĩ” vẽ tranh bằng miệng
Một hôm nghe tin chị Hiền, người hàng xóm thân quen chuẩn bị lấy chồng, Long nhờ mẹ là bà Trần Thị Hà đi mua bút màu để vẽ một bức tranh đem tặng. Nhưng tay không cầm được bút nên Long ngậm bút vào miệng rồi cắn lấy bút vẽ.
Lần đầu cắn bút, vừa đưa ngòi bút chạm vào giấy thì bút rơi. Nhiều lần như thế khiến môi, lợi của Long tê buốt. Mẹ phải đứng cạnh khi thấy bút rơi thì đưa bút vào miệng giúp con. Hai mẹ con nhìn nhau, ứa nước mắt.
Ba ngày sau, bức tranh hiện lên hình ảnh hai con chim đang tình tứ với nhau trên cành cây giống như cảnh chim bay về vườn ngoài cửa sổ.
“Không ngờ bức tranh đầu tiên được vẽ bằng miệng thành công. Đến nỗi em gái đứng nhìn cũng ngạc nhiên. Mẹ đi làm đồng về nghe nói mà không tin. Đến lượt chị Hiền cầm bức tranh trong ngày đám cưới cũng bất ngờ vì cảm động và không thể tin nổi” - Long nhớ lại.
Long tâm sự một ngày hai buổi vẽ. Hết vẽ chim chóc đến vẽ hoa, cây cảnh, mái trường, tượng Phật. Một tranh như thế vẽ khoảng ba giờ. Vẽ xong bức tranh thấy đời bớt cô quạnh hơn.
Do người nhà đi làm vắng, không biết nhờ ai để bút vào miệng được nên có hôm Long cứ ngậm hai hoặc ba cây bút màu cùng lúc để vẽ.
“Thấy con vẽ được 50 bức tranh, vợ chồng tôi ép plastic, để vào khung treo lên tường làm kỷ niệm” - mẹ Long nói.
Tập thơ đầu tay của Long |
Tác giả của 200 bài thơ
Năm 2010, khi vẽ xong mỗi bức tranh, Long nghĩ hai câu thơ ghi bên cạnh làm đề tựa cho tranh. Đấy là khi Long tập viết bằng miệng.
Bà Hà kể: “Viết cũng phải cắn bút như vẽ. Cắn chắc bút nhưng miệng phải rất thoải mái mới có thể viết được các nét chữ đều nhau và thẳng hàng. Có hôm con đang cắn bút tập viết, bỗng dưng người lên cơn rung bần bật. Tôi phải lấy dây vải buộc chân và người con vào nan giường để giữ chặt, nếu không con lăn xuống đất”.
Khi ghi được hai câu thơ, Long thấy bức tranh sinh động hẳn lên. Từ đó Long bắt đầu làm thơ.
Tôi bảo Long đọc tôi nghe bài thơ mình tâm đắc nhất, Long mở to đôi mắt nhìn lên trần nhà rồi đọc:
Cha mẹ ơi, con thật lòng xin lỗi
Suốt đời con không thể đáp đền
Công mẹ cha sinh thành dưỡng dục
Đã nuôi con vất vả ngày đêm
Lo cho con được đủ đầy ăn học
Để cho con không thua kém bạn bè
Chỉ mong con học hành chăm chỉ
Vậy mà con ngang bướng không nghe
Con leo trèo để rồi bị ngã
Liệt cả người nằm một chỗ từ đây
Mọi sinh hoạt con không làm được
Để mẹ cha phải chăm chút mỗi ngày
Ôi ngày ấy giá như con ngoan ngoãn
Biết nghe lời dạy bảo của mẹ cha
Thì cuộc đời con không đến nỗi
Để bây giờ phải hối hận, xót xa
Bây giờ đây cho dù con hối tiếc
Cũng chỉ biết nói lời xin lỗi mẹ cha
Xin cha mẹ hãy rộng lòng tha thứ
Cho đứa con bất hiếu những ngày qua
(Bài thơ Con xin lỗi).
Bà Hà lấy cuốn sổ đưa cho tôi xem. Bà nói: “Đây là 200 bài thơ chưa đăng của Long”. Rồi bà đưa tiếp tập thơ Miền khát vọng (Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, năm 2014) gồm 32 bài cho tôi xem.
Miền khát vọng Năm 2012, sau giải thưởng chương trình “Vì bạn xứng đáng” của VTV3, Long được nhận gần 50 triệu đồng. Từ đó, Long mua được điện thoại và sử dụng Facbook. Bạn bè cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều về hoàn cảnh, nghị lực và năng khiếu vẽ tranh, làm thơ của Long. Trong đó anh Trần Hồng Giang (người cũng bị tật nguyền ở Nam Định) gọi điện gợi ý Long gửi bản thảo ra anh biên tập và xuất bản giúp. Tập thơ này Long in 500 cuốn. Khi đưa về, các trường trong huyện đến mua hết. Long mới tái bản thêm 500 cuốn, hiện vừa bán vừa tặng chỉ còn 40 cuốn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận