Công việc văn phòng có những áp lực riêng thường khiến nhân viên trong tình trạng mệt mỏi - Ảnh: V.T.
Dân công sở có an nhàn?
Một số nghề văn phòng mặc dù không đặt ra tiêu chí về số lượng, sản lượng giống như công nhân sản xuất, công nhân xây dựng, shipper giao hàng…, tuy nhiên, lại đòi hỏi chất lượng và hiệu quả công việc cao.
Các chuyên gia cho rằng dù không gây mệt mỏi một cách trực tiếp nhưng nhân viên văn phòng thường đối diện với tình trạng bị áp lực, dễ dẫn đến kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần.
Theo thông tin phòng chống bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế, máy vi tính, máy điều hòa nhiệt độ, công việc dồn dập... chính là thủ phạm gây nên tình trạng căng thẳng tinh thần cho người làm việc văn phòng.
Suốt 8 tiếng đồng hồ, hoặc có khi hơn, ngày này qua ngày khác phải làm việc liên tục bên máy vi tính khiến cơ thể mỏi mệt. Đầu óc lại luôn căng thẳng cùng với vô số kế hoạch, báo cáo, hợp đồng, hoặc ngay cả việc phải họp hành liên miên cũng khiến cho mức độ tỉnh táo trở nên giảm sút.
Anh Nhất Phạm (32 tuổi) - nhân viên văn phòng làm việc tại một công ty chuyên về phần mềm ở TP.HCM - cho biết, nhiều người nghĩ làm việc tại văn phòng 8 tiếng mỗi ngày là việc nhẹ lương cao.
"Tuy nhiên, bản thân làm văn phòng rồi mới thấy áp lực luôn đè nặng khi mình phải liên tục đuổi theo deadline cho từng dự án. Công việc phải ngồi một chỗ, thao tác máy tính liên tục mỗi ngày cùng hồ sơ, giấy tờ, thủ tục bủa vây khiến mình luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi và thiếu năng lượng", anh Phạm trải lòng.
Tình trạng của anh Nhất Phạm, theo các chuyên gia, cũng là thực trạng chung hiện nay của nhiều dân văn phòng. Đặc biệt, cảm giác uể oải, thiếu tỉnh táo và tập trung còn đẩy lên cao điểm sau giờ nghỉ trưa và các nhân viên trở lại với guồng công việc.
Thông thường, thời gian nghỉ trưa ở văn phòng thường dao động khoảng 1 tiếng, trong đó đã bao gồm việc ăn trưa, giao tiếp... Việc nghỉ trưa để lấy lại năng lượng chỉ chiếm khoảng 15- 20 phút nếu trong điều kiện môi trường lý tưởng.
Nhiều nhân viên quá tải công việc còn tận dụng thời gian này để xử lý. Giấc nghỉ trưa không đảm bảo càng thúc đẩy cảm giác mệt mỏi lên cao điểm và 3 giờ chiều là khoảng thời gian khả năng tập trung và xử lý công việc dần chạm đáy.
Giải pháp
Nếu không lấy lại sự tỉnh táo, tập trung nhanh chóng sau giờ nghỉ trưa, nhân viên văn phòng sẽ làm giảm sút chất lượng công việc không chỉ trong ngày mà còn về lâu dài.
Theo các chuyên gia, dân công sở thường lựa chọn những cách "chữa cháy" khác nhau để lấy lại sự tập trung, như: rửa mặt, vận động đi lại, nghe nhạc, nạp năng lượng giữa giờ, uống trà hay cà phê… Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không thể mang lại nguồn năng lượng và sự tập trung tối đa.
Nước tăng lực Number 1 được nhiều nhân viên văn phòng lựa chọn sử dụng để lấy lại sự tỉnh táo ngay tức thì - Ảnh: V.T.
Trong một lần mua đồ ăn trưa tại cửa hàng tiện lợi, anh Nhất Phạm được nhân viên tại đây giới thiệu sản phẩm nước tăng lực Number 1 nên đã dùng thử. "Bất ngờ là dùng thử rồi thì thấy cảm giác buồn ngủ, uể oải sau giấc nghỉ trưa dường như không còn. Mình làm việc cũng trở nên tập trung, tỉnh táo hơn.
Hương vị thức uống cũng rất hợp khẩu vị. Mặc dù trước đây mình đã thử qua nhiều cách khác nhau, nhưng vẫn không đem đến hiệu quả ngay tức thì như vậy", anh Nhất Phạm chia sẻ.
Nhìn chung, công việc của nhân viên văn phòng hay bất kỳ ngành nghề nào cũng luôn đối mặt với những thách thức riêng mà chỉ người trong cuộc mới thấu được.
Tuy nhiên, điểm chung vẫn là luôn cần duy trì sự tỉnh táo và nguồn năng lượng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
Đồng thời, việc chuẩn bị cho mình những bí quyết riêng để sẵn sàng vượt qua các rào cản, trở ngại trong công việc là điều cần thiết, nhất là những rào cản về giờ giấc khiến dân công sở khó duy trì sự tỉnh táo, tập trung cho những việc quan trọng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận