Đây là một trong những phong tục đẹp còn lưu giữ ở miệt sông nước Cà Mau và Miền Tây Nam bộ.
Bày biện mâm cỗ cúng “hết tết” - Ảnh: Đông Triều |
Ông bà cao niên và con cháu trong nhà khấn vái, mời bà cậu, đất đai thiên trạch ăn “tất niên” và phò hộ những điều tốt lành cho gia đình trong năm mới - Ảnh: Đông Triều |
Ông bà cao niên và con cháu trong nhà khấn vái, mời bà cậu, đất đai thiên trạch ăn “tất niên” và phò hộ những điều tốt lành cho gia đình trong năm mới - Ảnh: Đông Triều |
Từ mờ sáng, dân thị thành dậy sớm, quần áo tơm tất, mua ít quà về quê kịp phụ làm mâm cổ với người nhà trong quê cúng “tất niên”. Mâm cổ chỉ đơn giản 4-5 món mặn, có thịt, có cá, tôm, cua, bánh, trái cây… trang trọng bày lên bàn thờ tổ tiên. Tiếp đó, ông bà cao tuổi nhất trong gia đình thắp 3 nén nhan, khấn vái ông bà tổ tiên, đất đai thiên trạch về dự cổ, ăn mừng hết tết, phù hộ con cháu nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi với nhiều may mắn trong năm mới. Sau nén nhan của ông bà, con cháu lần lượt đến khấn vái, cầu mong ban điều tốt lành trong năm.
Được biết, dịp tết hàng năm ở cư dân miệt sông nước Cà Mau, ngoài lễ cúng “đưa ông táo” vào ngày 23 và “rước ông táo” vào ngày 30 Tết còn có lễ “đưa ông bà” vào ngày 25 và “rước ông bà” vào ngày 30 còn có lễ cúng “Tất niên”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận