Ined cho biết tốc độ tăng dân số thế giới đã chậm hơn so với trước đây, từ 2% trong những năm 1960 xuống còn 1,2% hiện nay, song xu hướng lão hoá lại ngày càng tăng, kể cả tại các nước nghèo, do tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ trung bình tăng.
Ngoài ra, tình trạng phân bố dân số trên toàn cầu ngày càng không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các thành phố. Số lượng các thành phố lớn có từ 10 triệu dân trở lên tiếp tục tăng, trong đó Tokyo (Nhật Bản) vẫn là thành phố đông dân nhất thế giới với 35,2 triệu người, tiếp đến là thủ đô Mexico City của Mexico với 19,4 triệu người, New York (Mỹ): 18,7 triệu, Bombay (Ấn Độ): 18,2 triệu...
Ined cũng cho biết trong khi tỷ lệ sinh đẻ có xu hướng giảm tại các nước đang phát triển thì tại châu Phi, tỷ lệ này lại được dự đoán tăng mạnh trong những thập kỷ tới. Theo dự báo, dân số châu Phi có thể tăng từ 970 triệu người năm 2007 lên 2 tỷ người vào năm 2050. Ngoài ra, vẫn còn sự chênh lệch lớn về tuổi thọ của người dân các khu vực trên thế giới. Trong khi tuổi thọ trung bình của một người châu Âu là 75, thì tuổi thọ trung bình của một người châu Phi chỉ vào khoảng 52.
Theo ước tính của Ined, kể từ thời nguyên thủy đến nay đã có tổng cộng khoảng 80 tỷ người được sinh ra trên Trái đất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận