Việc "dán nhãn" này đã được Cục Điện ảnh Việt Nam tiến hành từ năm 2008, nhưng việc quản lý có vẻ như đang quá lỏng lẻo?
Phóng to |
Từ điện ảnh nước bạn...
Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPAA) đã đưa ra một hệ thống phân loại phim theo năm tiêu chuẩn cho một tác phẩm điện ảnh chiếu rạp. Còn ở Úc, việc phân loại này chặt chẽ hơn khi được chia làm tám loại.
Việc phân loại rõ ràng đi kèm theo những quy chế nghiêm ngặt như trẻ nhỏ đến rạp xem phim phải có sự bảo hộ của cha mẹ, riêng các em thiếu niên cần xuất trình căn cước (ID) trước khi vào rạp xem những bộ phim có dán nhãn hạn chế. Đây được xem là điều hết sức bình thường và trở thành văn hóa xem phim tại nước ngoài.
Đến điện ảnh nước nhà
Bắt đầu tiến hành việc phân loại và dán nhãn cho phim từ cuối năm 2007 đầu năm 2008, đến nay sau hai năm thực hiện, việc phân loại phim tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong khâu quản lý. Có mặt tại rạp Thăng Long cho suất chiếu của bộ phim Để Mai tính (bộ phim được dán nhãn 16+ tại Việt Nam, tức là chỉ dành cho người từ 16 tuổi trở lên) nhiều người không khỏi giật mình vì khá nhiều bạn nhỏ (dưới 16 tuổi) vẫn vô tư vào rạp mà không hề chịu bất kỳ sự kiểm soát nào từ phía phòng vé.
Cũng có nhiều bộ phim nhập về Việt Nam, do để hạn chế việc quản lý lỏng lẻo này, đã bị hội đồng kiểm duyệt cắt không thương tiếc những cảnh bị cho là bạo lực, nóng bỏng, thành thử khi phim ra rạp nhiều người mới té ngửa vì nội dung phim khác quá nhiều so với nguyên bản được trình chiếu tại nước ngoài, thậm chí không thể hiểu nổi nội dung phim muốn nói gì. Vậy là các bạn trẻ lại ùa nhau lên mạng để download những bản phim original (bản phim gốc chưa bị cắt xén) về xem trọn bộ. Những cố gắng dán nhãn cho phim của những nhà quản lý lại về không!
Ngay bộ phim được các bạn teen trông chờ nhất mùa hè này là The twiligh saga eclipse (Nhật thực) cũng được dán nhãn PG-13 tại Mỹ, tức chỉ dành cho bạn trẻ từ 13 tuổi trở lên, thậm chí phần 4 của loạt phim này còn đang bị xem xét có nên dán nhãn R hay không. Nhưng thử hỏi với một bộ phim nhắm vào đối tượng teen như thế này, sẽ có bao nhiêu bạn trẻ VN bỏ qua dù không đủ tuổi xem phim? Và khi các bạn ấy đến rạp có bị gây khó khăn gì không?
Áo Trắng số 10 (ra ngày 1/6/2010) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận