Trong ảnh là Pernelet, đang đứng bên trong một bể xi măng đầy cá sấu, một tay đang cầm một chiếc đũa.
Sau đây là bài viết (lược đôi chỗ) về chân dung "nhạc sư" M. Pernelet, xuất bản tờ Philadelphia North American, in lại trên tờ Salt Lake City Herald ngày 23 tháng 2, 1902.
Cá sấu hát
“Nào, giờ hãy hát đi!”
Nghe lệnh bằng giọng đầy dứt khoát, chợt có tiếng đồng “ca” những tiếng gầm gừ nghịch tai, thất kinh phát ra từ miệng há to của lũ cá sấu, mà tai người chưa từng một lần nghe thấy.
Những ai nghe thấy nó từ xa rụt vai lại và run rẩy, trong sợ hãi, trong nỗi lo ngại về sự an toàn của người đã khởi xướng tiếng kêu trên kia.
Ông đứng với mực nước tới ngang hông, trong một thùng nước đầu những sinh vật khiếp kinh, lưng và đuôi, những chiếc đầu và miệng khổng lồ, trên đó là hàm răng bén ngót, khiến cả những kẻ bạo gan nhất cũng phải dè chừng.
Nhưng vị xướng sư dường như không nao núng chút nào. Ông thân quen khõ vào mõm một con cá sấu ba thước, đẩy một con màu vàng to đang cố tìm cách trèo lên mình, và rồi lần lượt từng con một, ông gọi chúng bằng tên riêng, ông nuôi tất cả mười bốn con từ thức ăn trên tay mình.
Rồi ông trèo ra khỏi bể nước, cởi áo khoác ngoài và đôi ủng cao su dài ngoằng, mỉm cười công nhận những tán thưởng nhiệt thành của các khách mời.
Người đàn ông kia là M. Pernelet, nhà tự nhiên và nhà khám phá người Pháp.
Cả Paris đang chiêm ngưỡng sự táo bạo của ông, vì một ông đã đơn thương độc mã thành công trong việc thuần hóa và dạy bảo những con quái thú kinh khủng.
M. Pernelet không hề là một nhà huấn luyện thú chuyên nghiệp, học trò của bậc thầy Hagenback hay Pezon. Ông hoàn toàn nghiệp dư.
Một vận động viên, nhà săn bắn, đánh bẫy siêng năng, ông đã nhiều lần đi vòng quanh quả địa cầu trên những chuyến thám hiểm, và đã biến ngôi nhà của mình ở Ardennes thành một vườn thú thứ thiệt.
[…] Khi săn tìm tinh tinh và khỉ đột, đã bắt vài chú cá sấu nhỏ, nhà tự nhiên học nảy ra ý, và bằng sự hiếu kỳ khoa học, muốn tìm xem có thể huấn luyện và dạy bảo những con vật kia được đến đâu.
Khi đó là năm 1882. Ông thu thập mười bốn con cá sấu từ đầm lầy ngập nước Florida và Louisiana, Amazon, hoang nhiên Senegal và bãi bùn sông Nile.
Mất mười một năm lao động, ông mới có thể gieo được ấn tượng ban đầu cho các học trò mình.
“Tôi đã tuyệt vọng tới nơi,” ông bình luận với báo chí. “Tôi đã bắt đầu tin rằng những con quái vật xấu xí kia sinh ra chỉ để ăn, ngủ và giết, và không thể nào theo nổi các chỉ dẫn của con người.”
“Cuối cùng các con Fathma, Negro, L’Enfant và một hai con khác đã học cách lấy thức ăn từ tay tôi mà không cắn. Sau đó tôi dạy từng con cách trả lời tên mình, cách gầm gừ theo lệnh, và biểu diễn một vài trò mà thoạt tiên tôi nghĩ rằng không thể thực hiện.”
“Tôi dạy chúng đến nay đã mười chín năm, và vào thời gian này tôi đã học ra được nhiều thứ thú vị về những sinh vật đáng sợ và đáng ghét kia. Tôi thấy chúng hay ho hơn danh tiếng mà chúng đang nhận được.”
“Để có kết quả này, cần thiết phải có hai thứ. Tôi phải yêu thương chúng, và tôi phải nghiên cứu rất nhiều về trí thông minh lẫn sở thích của từng con vật. Biết một không thôi là chưa đủ. Chúng cũng đa tính cách như con người vậy, và những gì một con được dạy và học được có thể khác xa sự hiểu biết và năng lực của một con khác.”
Hàng ngày ông cho chúng ăn từ 5 tới 10kg thịt ngựa: tùy theo mùa và nhiệt độ. Giống như người, khi trời mưa, chúng chỉ muốn nghỉ ngơi và rầu rĩ.
Trong thế động vật, cá sấu thuộc loài sống dai nhất; những con cá sấu của M. Pernelet có tuổi từ 8 tới 200. Con quái vật khủng khiếp nhất trong dàn đồng “ca” này dài gần 4 thước, nặng hơn 200 cân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận