Phóng to |
Cơm quê ở Đường Lâm - Ảnh: TT |
Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết so với số lượng người ký đơn xin trả di tích lần trước là gần 80 hộ, thì số hộ ký đơn lần này chỉ có một vài hộ.
“Đơn người dân cũng không gửi qua xã mà chuyển thẳng đi các nơi. Vẫn có một số người đứng đơn từ đợt trước, trong đó khúc mắc mà người dân nêu vẫn xoay quanh chuyện xây dựng ở làng cổ” - ông Hoàng cho hay.
Cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Vũ Nhật Thăng, chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, cho biết trước thông tin người dân có đơn lần hai, lãnh đạo Thị xã cũng đang giao các ngành kiểm tra.
Trả lời về việc giải quyết bức xúc của người dân theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, ông Thăng khẳng định nhiều nội dung của thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân đã được triển khai.
“Nhiều việc đã được thực hiện, như khu giãn dân đã lập xong quy hoạch, quy hoạch tổng thể làng cổ cũng đã lập xong đang xin ý kiến. Vì vậy nếu nói không giải quyết gì là không đúng” - ông Thăng khẳng định.
Còn theo ông Hoằng, hiện nay về cơ bản các khu vực quy hoạch giãn dân đã rõ vị trí. Đất xây dựng trường học cũng đã làm xong mặt bằng, đang đợi vốn.
“Quy hoạch khu vực giãn dân cũng đã được chuyển xuống niêm yết ở 5 thôn để lấy ý kiến góp ý của người dân. Trong quy hoạch tổng thể làng cổ cũng đã xác định việc làm nhà ở làng cổ sẽ chia thành bốn loại. Trong đó có khu vực một xác định làm nhà một tầng nhưng được xây cao 7,5m và cho làm gác xép… chỗ này người dân chưa đồng thuận nên tiếp tục kiến nghị” - ông Hoằng cho biết.
Theo ông Hoằng, trong quá trình lấy ý kiến góp ý vào quy hoạch thì cũng là lấy ý kiến góp ý của người dân.
“Nếu chưa đồng ý thì cứ góp ý, các cấp vẫn tiếp thu, nhưng có những việc phải có thời gian, không thể giải quyết ngay một lúc" - ông Hoằng nói thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận