TTCT - Cả nước đang nóng ran câu chuyện tinh giản, sáp nhập, nhưng tôi lại tiếc vì chuyện này chưa diễn ra với thể thao trong khi đây chính là ngành cần tinh giản bậc nhất. Những cái tên như Lê Quang Liêm luôn gây được hiệu ứng mạnh. Ảnh: WikipediaCả nước đang nóng ran câu chuyện tinh giản, sáp nhập, nhưng tôi lại tiếc vì chuyện này chưa diễn ra với thể thao trong khi đây chính là ngành cần tinh giản bậc nhất. Từ nhiều năm trước, khi một sếp khá lớn hỏi tôi cần phải làm gì để thể thao phát triển, câu trả lời của tôi là cần giải tán bộ máy quản lý thể thao nhà nước, vì nó cồng kềnh mà không hiệu quả.Và nay, có một câu chuyện để chứng minh, từ một môn được xem là "con nhà nghèo" trong làng thể thao Việt Nam: cờ.Nguyễn Phước Trung, nguyên trưởng bộ môn cờ của TP.HCM, đã xin nghỉ việc sớm từ mấy năm trước, với lý do anh không chịu nổi sự trì trệ, cứng nhắc trong bộ máy quản lý thể thao nhà nước. Nhưng anh không rời cờ, vẫn sống với niềm đam mê đã chọn từ nhỏ, bằng cách lập một công ty chuyên sản xuất dụng cụ cho các môn cờ, đồng thời vẫn giúp cho Liên đoàn Cờ Việt Nam xây dựng hệ thống chấm điểm FIDE tại Việt Nam.Mới nhất, được sự tín nhiệm của mọi người, anh nhận lời làm chủ tịch Liên đoàn Cờ TP.HCM. Một tuần sau khi anh nhậm chức, làng cờ có một sự kiện hấp dẫn là giải cờ chớp quy tụ tất cả kỳ thủ mạnh trên toàn quốc. Đặc biệt, đại kiện tướng Lê Quang Liêm được mời từ Mỹ về thi đấu, đi vé máy bay hạng nhất hẳn hoi, và trước giải một ngày, Liêm còn thi đấu với 35 học sinh mê cờ. Cách tổ chức các sự kiện này thật chuyên nghiệp và hoành tráng, mà chính Phước Trung thừa nhận mấy chục năm làm nhà nước, anh thấy từ trung ương đến địa phương không bao giờ làm được một giải như thế.Chi phí tầm bao nhiêu? Trung trả lời: Phải vài tỉ.Tiền đó từ đâu ra? Trung nói: Một nữ doanh nhân tên tuổi trong làng yến sào, có con đam mê cờ, và chị ấy bỏ ra toàn bộ.Chưa hết, ngày Trung nhậm chức chủ tịch, tài khoản của liên đoàn "ting ting" nhận nửa tỉ từ một doanh nghiệp ủng hộ môn cờ.Đấy, một môn bị cho là "nghèo" khi còn sống bám ngân sách, nhưng thực tế là không nghèo, nếu biết huy động nguồn lực xã hội, đáp ứng được nhu cầu xã hội, và được lèo lái bởi những con người thật sự tâm huyết.Và nữa, không chỉ TP.HCM, Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác đều có những công ty cờ. Họ năng động, tìm thấy lối đi mới, chứ không dạy và chơi cờ chỉ để tuyển chọn kỳ thủ đi thi đấu. Họ biết "làm mới thương hiệu" cờ, y như dân marketing làm "rebranding" vậy: xem cờ là kỹ năng mềm nên thu hút được rất nhiều trường tư thục, trường quốc tế đăng ký.Xung quanh câu chuyện giao hẳn thể thao cho xã hội, cũng đã có câu hỏi đặt ra là: những môn không có khả năng huy động nguồn lực xã hội thì sao? Xin thưa, môn thể thao nào không có người dân yêu thích thì thôi, không cần phải đầu tư làm gì, thế thôi! Chứ dân đã yêu, chẳng lo thiếu tiền.■ Tags: Thể Thao Việt NamKỳ thủ Lê Quang LiêmLê Quang LiêmCờ vuaXã hội hóa
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đẩy mạnh đột phá về thể chế vì đó là 'đột phá của đột phá' TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 24/01/2025 Chiều 24-1, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sau gần 2 ngày làm việc.
Điều động bí thư Tỉnh ủy Phú Yên làm phó trưởng Ban Kinh tế trung ương NGỌC AN 24/01/2025 Bộ Chính trị có quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Phạm Đại Dương - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - giữ chức vụ phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Cục Điện ảnh yêu cầu cắt cảnh Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu phim Thái 404 Chạy ngay đi Đ.DUNG 24/01/2025 Cục Điện ảnh cho rằng đoạn Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu của người Việt xuất hiện ở phim 404 Chạy ngay đi 'không sai phạm nhưng cắt để tránh gây hiểu sai về ý nghĩa và giá trị di sản'.