Phóng to |
Vũ Duy Hải (giữa) hướng dẫn sinh viên thực tập - Ảnh: Thư Hiên |
Hải cho biết:
- Năm 2002, tôi tốt nghiệp đại học loại giỏi, lại là một trong những sinh viên ít ỏi từng tham gia nghiên cứu một bộ môn mới mở lúc đó - ngành điện tử y sinh - nên tôi được các thầy khích lệ ở lại khoa điện tử viễn thông, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công tác. Tuy nhiên, theo quy chế của trường, chỉ những người đã tốt nghiệp thạc sĩ mới được tuyển dụng. Vì vậy tôi chấp nhận ký hợp đồng làm việc với khoa, dù chỉ là làm không lương và xem đó là quãng thời gian mình đầu tư để theo học cao học. Năm 2004, sau khi học xong thạc sĩ, được nhà trường tuyển dụng chính thức với mức lương khởi điểm trên dưới 2 triệu đồng/tháng (hệ số 2,67), tôi mới thôi ngửa tay xin tiền bố mẹ.
* Lý do nào khiến anh kiên trì gắn bó với giảng đường đại học, dù ngành điện tử viễn thông hồi đó rất hấp dẫn?
- Tôi thích tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi cái mới. Sau khi vào học ở khoa điện tử viễn thông, tôi nghe nói khoa mới mở ngành điện tử y sinh nên tò mò. Khi học thạc sĩ, tôi tiếp tục làm về điện tử y sinh. Tôi xác định theo học và nghiên cứu một ngành mới toanh là khó khăn nhưng đó là cơ hội quý giá cho người làm nghiên cứu, sẽ là mảnh đất có nhiều cái mới cho mình khám phá.
Thật ra hồi đầu tôi cũng bị nhiều bạn bè... khích bác khi chọn con đường ở lại trường. Các bạn tôi vừa mới ra trường, được làm ở những ngành dịch vụ hồi đó rất oách (điện thoại di động, truyền hình kỹ thuật số), thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng, còn mình vì ngửa tay xin tiền bố mẹ nên phải chi tiêu theo kiểu sinh viên với mức chưa đầy 1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, càng dấn sâu vào con đường nghiên cứu, tôi càng nhận thấy mình phù hợp với nó. Cảm giác mình được là người góp phần mang lại sự phát triển cho một lĩnh vực mới mẻ không chỉ ở VN khiến tôi hưng phấn, nó khích lệ tôi quyết tâm theo đuổi việc nghiên cứu. Có thể nói, nhờ có đủ đam mê nghiên cứu khoa học mà tôi đã vượt được lên trên mọi tính toán.
* Anh nhận xét thế nào về chất lượng giáo dục đại học hiện nay cũng như việc nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ?
- Tôi trân trọng những đóng góp của các thầy cô đi trước trong bối cảnh điều kiện làm việc còn eo hẹp. Việc đầu tư cho nghiên cứu của Nhà nước so với các nước còn thấp nhưng theo tôi khó mà đòi hỏi nhiều hơn khi tiềm lực kinh tế của chúng ta chỉ đến vậy. Nhưng tôi tin tình hình sẽ được cải thiện khi kinh tế - xã hội của đất nước phát triển hơn. Cũng không thể từ một số trường hợp mà cho rằng sinh viên giỏi thờ ơ với nghiên cứu khoa học. Xã hội phát triển đa dạng, phong phú. Sự lựa chọn con đường lập nghiệp của mỗi bạn trẻ không ai giống ai, nhưng kiểu người thích nghiên cứu như tôi cũng chẳng phải là dạng đặc biệt. Trong những thủ khoa các trường đại học hoặc các khoa mà tôi biết, hầu hết đều chọn con đường ở lại đại học hoặc tiếp tục học tập nghiên cứu. Có rất nhiều người trẻ mà tinh thần nghiên cứu của họ khiến tôi ngưỡng mộ.
* Anh có khích lệ những sinh viên giỏi theo đuổi con đường nghiên cứu?
- Nếu các nhà khoa học trẻ luôn sẵn sàng tinh thần cống hiến cho khoa học thì tương lai đất nước sẽ tươi sáng.
Nhiều giải thưởng Vũ Duy Hải sinh năm 1979, là phó trưởng bộ môn điện tử y sinh, khoa điện tử viễn thông và là ủy viên ban chấp hành Đoàn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Các giải thưởng đã đoạt được: giải nhất giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2011. Giải nhất Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2011. Bằng khen của Trung ương Đoàn đạt danh hiệu “80 sản phẩm sáng tạo trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2010”. Giải thưởng 10 sản phẩm tiêu biểu “Sáng tạo trẻ thủ đô năm 2010”. Giải nhất cuộc thi “Sản phẩm sáng tạo ĐHBK Hà Nội năm 2005”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận