Thế nhưng, vài năm gần đây, đầm này đã và đang bị "xẻ thịt" tan nát.
Dân thất nghiệp vì đầm bị "xẻ thịt"
Những ngày đầu tháng 10, PV Tuổi Trẻ đã tìm về phường Đông Hồ, TP Hà Tiên, Kiên Giang để tìm hiểu về câu chuyện "vì sao người dân bao chiếm đầm Đông Hồ".
Ông Nguyễn Văn Hòa (62 tuổi, ngụ khu phố 5, phường Đông Hồ) - người gắn bó gần suốt cuộc đời tại đây - cho biết ngày xưa đầm nước mênh mông, rất đẹp.
Người dân nơi đây sinh sống hoàn toàn dựa vào đánh bắt cá tự nhiên trong đầm, nhưng gần đây một số người đã lấn chiếm đất rừng dừa nước.
Ban đầu, họ trồng cây rồi chuyển sang đắp đập làm vuông nuôi hải sản, tự nhiên đất nhà nước thành đất của họ. Dù bà con đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay đầm Đông Hồ đã "biến dạng".
"Nếu như lúc trước chỉ có vài chục hộ sinh sống thì hiện nay đã lên mấy trăm hộ sống trong đầm. Những người bao chiếm đất này nói là bao vuông để nuôi hải sản nhưng thực tế là họ xí phần chờ dự án để được bồi thường", ông Hòa nói.
Một lãnh đạo ở Trung tâm Xúc tiến thương mại và du lịch TP Hà Tiên bức xúc: "Đầm Đông Hồ là điểm du lịch hấp dẫn của TP Hà Tiên nhưng bây giờ đầm đã bị một số người dân chặt cây, bao chiếm đất, cản trở hoạt động du lịch, làm cảnh quan điêu tàn".
Chính quyền địa phương "bó tay"?
Ông Tạ Quang Thuận - phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Hà Tiên - thừa nhận trên 1.300ha đầm Đông Hồ thuộc hai phường Đông Hồ và Tô Châu gần như bị người dân bao chiếm hết.
Từ năm 2006 đến năm 2018, TP Hà Tiên thành lập nhiều tổ kiểm tra, xử lý nhưng không xử lý được nhóm bao chiếm đất này.
Hiện có một nhóm người đứng ra bao chiếm để lấn ra kênh ngoài của đầm. Khi cán bộ phường kiểm tra thì bị họ ngăn cản, chống đối. Vì vậy, địa phương báo cáo về UBND tỉnh để thành lập tổ công tác hỗ trợ TP Hà Tiên xử lý.
Đây là chuyện nhức nhối của TP Hà Tiên trong nhiều năm nay. Từ năm 2021 đến nay, đơn vị đã đo 48 thửa đất thì phát hiện 24 người bao chiếm mới, trong đó ông N.V.U. bao chiếm 126ha, còn ông L.V.H.L. bao chiếm 21ha đất.
"Chuyện bao chiếm đất đầm Đông Hồ nổi lên từ năm 2018 đến nay rất rầm rộ. Còn gần đây họ tập trung rất nhiều người để canh me lực lượng chức năng, khi thấy đoàn vào đo đạc là họ kéo cả nhóm bao vây đoàn nên không xử lý gì được", ông Thuận nói.
Còn ông Mai Quốc Thắng - phó chủ tịch UBND TP Hà Tiên - nói: "Mình tuần tra, lập biên bản hiện trạng báo cáo về UBND tỉnh chứ xử lý rất khó.
Chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang nên giao đầm Đông Hồ cho một đơn vị nào có đủ thẩm quyền để quản lý, chứ cấp phường hay TP rất khó kiểm soát được".
Ông Nguyễn Thanh Nhàn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết ông từng là bí thư Thành ủy TP Hà Tiên.
Thời điểm đó, khu vực đầm Đông Hồ chỉ bị bao chiếm với diện tích nhỏ. Lúc đó, ông đã chỉ đạo lực lượng lập biên bản nhiều trường hợp nhưng quy trình, thủ tục chưa chặt chẽ.
"Hiện UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường làm tổ trưởng để xử lý vụ việc này. Tôi sẽ yêu cầu anh em báo cáo lại đến nay đã làm được đến đâu. Quan điểm của tỉnh là kiên quyết xử lý đến nơi đến chốn về tình trạng bao chiếm đất", ông Nhàn nói.
Trong đó diện tích mặt nước trên 900ha, là một trong những đầm nước tự nhiên lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận