04/04/2017 08:00 GMT+7

Đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn nhanh

THẢO NHƯ
THẢO NHƯ

TTO - Các sản phẩm ăn liền tại gia quen thuộc luôn bị mặc định là kém dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu biết lựa chọn và sử dụng đúng cách sẽ giúp bữa ăn có thêm dinh dưỡng, năng lượng và tiết kiệm thời gian.

“Không có thức ăn xấu, chỉ có bữa ăn xấu” - là quan điểm của PGS.TS. Bác sĩ Lê Thị Bạch Mai, Nguyên Phó Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam về vấn đề này trong buổi tọa đàm “Điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách” do báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức vừa qua. 

Mì gói: Hiểu biết ăn đúng cách

Riêng với mì gói, một sản phẩm thiết yếu gắn liền với hơi thở của cuộc sống hiện đại, TS Bạch Mai cho rằng nên nhìn nhận một cách khách quan, bởi vì bản thân nó không xấu, đáng lưu ý hơn cả là việc lựa chọn và sử dụng thế nào phù hợp cơ địa mỗi người cũng như làm cách nào để đa dạng hóa các bữa ăn nhanh.

TS. Bạch Mai giải thích thêm về khái niệm “năng lượng rỗng” khi nói về mì ăn liền. “Chúng ta biết rằng năng lượng hấp thu từ mì ăn liền chủ yếu từ protein, cacbonhydrat và chất béo. Tuy nhiên, nếu chỉ có các chất này mà không có các chất chuyển hóa như vitamin và chất khoáng, năng lượng sẽ không hoặc ít được tạo ra để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể”. Vì vậy, người sử dụng có thể chủ động bổ sung thêm rau tươi, giá hay các loại thực vật khác vào mì để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa năng lượng nhờ vitamin và các chất khoáng hoặc có thể chủ động lựa chọn ngay một số sản phẩm mì ăn liền có bổ sung thêm gói rau củ hoặc rong biển để tiết kiệm thời gian

Song song đó, để tăng thêm dinh dưỡng, một số nhà sản xuất bổ sung  rau, thịt, tôm vào sản phẩm mì ăn liền. Đại diện công ty Acecook Việt Nam cũng chia sẻ hiện nay có nhiều sản phẩm mì ăn liền dùng nước cốt từ thịt gà và chiết xuất từ nghệ tươi để tẩm vào sợi mì tạo mùi vị và tính ngon miệng cũng như cung cấp thêm dinh dưỡng cho bữa ăn. Vì thế, thói quen trụng mì, rửa mì trước khi ăn là hoàn toàn không cần thiết.

Đối với người không được phép ăn quá mặn, người tiêu dùng nên đổ lượng nước và gói gia vị như hướng dẫn trên bao bì nhưng không cần dùng hết nước dùng, như vậy sẽ đảm bảo vừa miệng và đủ dinh dưỡng hơn. Hàm lượng muối trong gói gia vị  thường được định lượng dành cho 400cc nước dùng, nếu cho ít nước hơn sẽ không đủ độ nóng để hoàn nguyên sợi mì, cũng như khó hấp thu được hết các chất dinh dưỡng mà nhà sản xuất bổ sung trong gói gia vị.

TS. Mai cũng lưu ý người dùng có thói quen chế biến mì và trứng chung thì nên sử dụng nước có nhiệt độ đủ nóng để có thể làm chín lòng trắng trứng, không nên dùng trứng sống vì sẽ có nhiều vi khuẩn gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.

Khách hàng mua mì ăn liền tại siêu thị Co.opMart Rạch Miễu, Q. Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Khách hàng mua mì ăn liền tại siêu thị Co.opMart Rạch Miễu, Q. Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Lựa chọn sản phẩm chất lượng

Ngoài ra, việc lựa chọn nhà sản xuất uy tín cho sản phẩm tiêu dùng hằng ngày cũng rất quan trọng đối với sức khỏe khách hàng. Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia khuyến khích người tiêu dùng nên xem công bố các thành phần đầy đủ trên nhãn mác và chọn những sản phẩm được cấp phép bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đồng thời, liên quan đến chất béo Trans fat, các chuyên gia cũng cho biết: Theo quy định của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), nếu sản phẩm có chứa dưới 0.5g Trans fat/khẩu phần thì được phép công bố “zero trans”. Như vậy, sản phẩm nào có chỉ số Trans fat đạt tiêu chuẩn này là đảm bảo an toàn và nhà sản xuất nên ghi thêm thông tin về Trans fat trên bao bì để người tiêu dùng an tâm lựa chọn. 

Thêm vào đó, quá trình chiên mì cũng được các nhà sản xuất hết sức chú tâm để tạo ra những sản phẩm đảm bảo sức khỏe. Đại diện công ty Acecook chia sẻ để hạn chế transfat, quy trình chiên mì hiện tại sử dụng dầu chiên được tách lọc tự nhiên bằng tác nhân làm lạnh gián tiếp là nước lạnh, dầu khi chiên được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thuỷ), dầu mới luôn được cung cấp một lượng bằng với lượng đã hao hụt trong suốt quá trình chiên. Và chỉ số Acid Value (chỉ tiêu đánh giá chất lượng dầu) luôn được duy trì ở mức thấp và ổn định, được kiểm tra đánh giá thường xuyên theo quy định của Uỷ ban tiêu chuẩn Quốc tế Codex và tiêu chuẩn Việt Nam. Các sản phẩm mì ăn liền của công ty có hàm lượng Trans fat chỉ dao động từ 0,01-0,04g/khẩu phần, tương đương công bố “zero trans” theo quy định của FDA.

Bác sỹ Trần Văn Ký, đại diện Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cũng chia sẻ thêm sau năm 2012, Nhà nước đã có quy định đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Theo đó, tất cả các nhà sản xuất uy tín đều phải tuân thủ thực hiện, đồng thời công bố nguyên liệu đó là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và có ghi trên bao bì. Vì vậy, về vấn đề này, người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng hầu hết các sản phẩm ăn liền có xuất xứ, có thương hiệu trên thị trường hiện nay.

Sau năm 2012, Nhà nước đã có quy định đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Theo đó, tất cả các nhà sản xuất uy tín đều phải tuân thủ thực hiện, đồng thời công bố nguyên liệu đó là đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và có ghi trên bao bì. Vì vậy, về vấn đề này, người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng hầu hết các sản phẩm ăn liền có xuất xứ, có thương hiệu trên thị trường hiện nay. 

Bác sỹ Trần Văn Ký, đại diện Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, cũng chia sẻ

THẢO NHƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên