Đại học Y Dược TPHCM đạt giải với công trình "Phẫu thuật kích thích não sâu điều trị bệnh Parkinson". Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đạt giải với công trình "Giá trị các chỉ dấu sinh học hTERT mRNA, AFP, AFP-L3, DCP trong phát hiện bệnh ung thư tế bào gan".
Công trình "Phẫu thuật kích thích não sâu điều trị bệnh Parkinson"
"Phẫu thuật kích thích não sâu điều trị bệnh Parkinson" là công trình do TS BS. Phạm Anh Tuấn - Trưởng Bộ môn Ngoại Thần kinh - Khoa Y ĐHYD TP.HCM phối hợp thực hiện cùng nhóm cộng sự đến từ BV ĐHYD TP.HCM và ĐHYD TP.HCM.
Phẫu thuật kích thích não sâu lần đầu tiên được triển khai thành công tại Việt Nam vào năm 2012 dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Pháp. BV ĐHYD TP.HCM và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là hai trung tâm đầu tiên và lớn nhất cả nước áp dụng kỹ thuật hiện đại này.
Đề tài "Phẫu thuật kích thích não sâu điều trị bệnh Parkinson" là công trình nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trên nhóm người bệnh Parkinson được phẫu thuật kích thích não sâu.
Công trình đã đánh giá độ chính xác của kỹ thuật đặt điện cực, hiệu quả trị liệu cũng như giảm biến chứng phẫu thuật và các tác dụng phụ khi kích thích điện, cụ thể: giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh Parkinson (chậm vận động, đơ cứng, run), cải thiện đáng kể các biến chứng loạn động và dao động vận động.
Công trình "Giá trị các chỉ dấu sinh học hTERT mRNA, AFP, AFP-L3, DCP trong phát hiện bệnh ung thư tế bào gan"
Công trình "Giá trị các chỉ dấu sinh học hTERT mRNA, AFP, AFP-L3, DCP trong phát hiện bệnh ung thư tế bào gan" do PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM, chủ nhiệm đề tài và các cộng sự thực hiện.
PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ: "Quy trình xét nghiệm AFP, DCP và AFP-L3 và định lượng hTERT mRNA là một giải pháp giúp tầm soát sớm ung thư biểu mô tế bào gan, giúp người bệnh phát hiện, điều trị ung thư gan ở giai đoạn sớm hơn, góp phần cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh.
Tại BV ĐHYD TPHCM, hằng năm có khoảng 1.500 người bệnh được thực hiện xét nghiệm AFP, AFP-L3, DCP tầm soát bệnh ung thư tế bào gan. Kết quả cho thấy, xét nghiệm chỉ điểm AFP, AFP-L3 và PIVKA-II có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư gan, nhất là khi kết hợp nhiều chỉ điểm cùng một lúc.
Vì vậy, việc áp dụng thường quy các chỉ điểm này vào các đợt khám sức khỏe, kết hợp với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác đã nâng cao hiệu quả chẩn đoán sớm và theo dõi định kỳ trên những người bệnh có yếu tố nguy cơ cao".
Ngoài ra, PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc - Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Ngoại khoa và Phẫu thuật nội soi Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Miễn dịch và Trị liệu ung thư Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Miễn dịch và Trị liệu ung thư TPHCM, Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM được tôn vinh danh hiệu Tri thức tiêu biểu của Tổng Hội Y học Việt Nam.
Đây là danh hiệu nhằm tôn vinh các cá nhân đã có những đóng góp trong nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý cũng như lâm sàng góp phần phát triển nền y học nước nhà.
Video Tin Nhan tai Dat Viet
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận