Trường Kinh tế được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Kinh tế và quản lý.
PGS Nguyễn Danh Nguyên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý, được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng Trường Kinh tế; hai phó hiệu trưởng Trường Kinh tế là PGS Đào Thanh Bình và PGS Phạm Thị Kim Ngọc.
Bốn viện nghiên cứu được ra mắt gồm có: Viện Khoa học và Công nghệ sức khỏe (trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Điện tử y sinh học). PGS Trương Quốc Phong, giảng viên cao cấp Trường Hóa và khoa học sự sống, được bổ nhiệm chức vụ viện trưởng;
Viện Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa (trên cơ sở điều chỉnh tên gọi và tái cơ cấu Viện Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa). PGS Nguyễn Quang Địch, giảng viên cao cấp Trường Điện - Điện tử, được bổ nhiệm chức danh viện trưởng;
Viện Công nghệ Năng lượng (trên cơ sở điều chỉnh tên gọi và tái cơ cấu Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh). PGS Đặng Trần Thọ, giảng viên cao cấp Trường Cơ khí, được bổ nhiệm chức danh viện trưởng;
Viện Nghiên cứu Công nghệ không gian và dưới nước (trên cơ sở phê duyệt đề án Phát triển Viện Nghiên cứu Công nghệ không gian và dưới nước), TS Đinh Tấn Hưng, giảng viên Trường Cơ khí, được bổ nhiệm chức danh viện trưởng.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS Huỳnh Quyết Thắng - giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội - khẳng định từ "Viện Kinh tế và Quản lý" thành "Trường Kinh tế" không chỉ khác tên gọi mà đã có sự khác biệt lớn, thể hiện một sự lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, thể hiện khát vọng vươn lên, khát vọng đổi mới.
Theo ông Thắng, Đại học Bách khoa Hà Nội xác định phát triển đa ngành, đa lĩnh vực nhưng vẫn luôn lấy công nghệ và kỹ thuật làm nòng cốt.
Trường Kinh tế trong giai đoạn tới cần "lột xác để phát triển" để vẫn giữ được bản sắc, truyền thống, nhưng phải định vị được vị trí của mình trong bản đồ đào tạo và bản đồ công nghệ của Đại học Bách khoa Hà Nội.
"Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, Đại học Bách khoa Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo tài năng, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo xuất sắc, đứng đầu trong nước, là hạt nhân mạng lưới cơ sở giáo dục đại học trọng điểm về khoa học công nghệ; với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, thu hút đầu tư và phát triển công nghệ cao, tạo động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Để thực hiện mục tiêu đó, vai trò của các viện nghiên cứu là vô cùng quan trọng. Con đường phát triển của các viện nghiên cứu rất cần sự đồng lòng, chia sẻ, đồng hành để tháo gỡ những khó khăn, tạo được sự đột phá, cần cả những thử nghiệm, khung thể chế thí điểm, đôi khi phải biết chấp nhận thất bại, cả những thử nghiệm không thành công", ông Thắng nói.
6 trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội
Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội có 1 văn phòng đại học, 11 ban, 8 trung tâm dịch vụ - hỗ trợ, 6 trường, 5 viện/khoa có quản ngành đào tạo và 3 khoa đại cương, 10 viện/trung tâm nghiên cứu.
Trong đó, 6 trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội gồm: Trường Cơ khí, Trường Điện - Điện tử, Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Hóa và Khoa học sự sống, Trường Vật liệu, Trường Kinh tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận