15/04/2018 14:48 GMT+7

Đại đức Thích Đồng Tâm gợi ý người Việt tập chuyển hóa bạo lực

Đại đức THÍCH ĐỒNG TÂM - TẤN KHÔI ghi
Đại đức THÍCH ĐỒNG TÂM - TẤN KHÔI ghi

TTO - Từ những hành xử bạo lực xảy ra trong xã hội hiện nay, đại đức Thích Đồng Tâm (Đại học Phật giáo quốc tế Sri Lanka - SIBA Campus) cho rằng mỗi người phải tập chuyển hóa bạo lực trong đời sống để có an vui, hạnh phúc.

Đại đức Thích Đồng Tâm gợi ý người Việt tập chuyển hóa bạo lực - Ảnh 1.

Hai bà cháu Vũ Trung Tân ở Bình Dương mang heo đất ủng hộ Quà xuân cho trẻ em vùng lũ lụt - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Câu chuyện xe tải tông người rồi kéo lê nạn nhân 700m mới xảy ra ở Hà Nội, hay chuyện đánh người trong quán bánh xèo chỉ vì tranh chấp ai là người được phục vụ trước là biểu hiện của hành xử .

Một xã hội nếu vận hành theo xu hướng bạo lực như vậy sẽ ngày càng đen tối, đầy nỗi lo và sợ hãi.

Việc học cách nuôi dưỡng tình thương, thực tập ái ngữ (lời nói yêu thương có tính cách xây dựng), thực tập thiền định để giữ tâm luôn sáng suốt... sẽ dần thay đổi lối sống và cách ứng xử, chuyển hóa dần các bạo động, giận hờn, tranh chấp cùng biểu hiện của cái ác nổi trội như hiện nay

Những mầm mống bạo lực

Người trẻ nếu từ nhỏ sinh ra trong môi trường thiếu giáo dục tốt, thiếu tình thương của cha mẹ, sống chung với bạo lực gia đình, bạo lực xã hội hoặc tiếp xúc với bạo lực từ phim ảnh, sách báo, truyền hình... sẽ có mầm mống bạo lực rất lớn.

Thêm vào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng quản lý cảm xúc và cách vượt qua cảm xúc khổ đau, bế tắc, tuyệt vọng, người trẻ dễ tạo ra hành động bạo lực khi xảy ra va chạm, bất đồng ý kiến với nhau.

Môi trường sống từ lúc nhỏ tới lúc trưởng thành đóng vai trò rất lớn trong việc dẫn đến bạo lực ngày càng gia tăng.

Bạo lực (bao gồm bạo lực thân thể, bạo lực trong lời nói và bạo lực tinh thần) là hành vi gây nguy hiểm (có thể lây lan) và có tính chất hủy hoại rất lớn không chỉ cho mọi người, mà còn gây hậu quả nghiêm trọng lên bản thân người gây ra bạo lực.

Hậu quả của bạo lực không chỉ gây tổn hại về thân thể, tính mạng mà còn để lại nhiều tổn thương, đau khổ, ám ảnh trong thời gian dài về mặt tâm thức.

Đó là chưa nói nếu gây ra hậu quả từ hành vi bạo lực thì người gây tạo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tình trạng bạo lực nếu gây ra bởi một nhóm hay số đông người có thể dẫn tới những bất ổn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, gây thiệt hại tài sản và kéo theo nhiều hệ lụy với các vấn đề liên quan khác.

Chuyển hóa bạo lực để an vui

Theo Phật giáo, bạo lực là bất thiện, đi liền với tạo ác nghiệp, đưa đến quả không lành cho chính mình nên muốn an vui, hạnh phúc, mỗi người phải tập chuyển hóa bạo lực trong đời sống. Có thể tóm lược một số bước cơ bản trong hành trình chuyển hóa như sau:

Thứ nhất, việc phòng hộ ngăn ngừa tình trạng bạo lực được ưu tiên khuyến khích hơn là đối phó khi bạo lực xảy ra.

Trách nhiệm trước hết là ở gia đình, cha mẹ phải thực sự là những cặp vợ chồng hạnh phúc, hiểu biết và có trách nhiệm trong dạy dỗ con cái sống mẫu mực, đầy nhân bản và tình thương.

Bên cạnh đó, giáo viên ở trường phải là những thầy cô có nhiều hạnh phúc và bình an, có khả năng tạo cảm hứng để hướng dẫn học sinh trở thành người có kiến thức và có kỹ năng sống, trở thành những công dân hạnh phúc trong tương lai.

Thứ hai, không chỉ người trẻ mà tất cả mọi người cần được dạy kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản lý cảm xúc, cách ứng phó và chuyển hóa khổ đau, giận hờn khi tình trạng bạo lực diễn ra nhằm giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi bạo lực phát sinh.

Cuối cùng, liên quan tới việc nạp năng lượng cho thân thể và tâm hồn, có hai vấn đề cần hết sức chú ý khi lựa chọn thực phẩm và văn hóa phẩm mỗi ngày.

Đầu tiên là tránh tiêu thụ nguồn thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại, chất kích thích (ví dụ như rượu, bia, ma túy) gây mất kiểm soát và đưa tới hành vi bạo lực, thức ăn do sự giết hại tàn nhẫn động vật...

Kế tiếp là phải tỉnh táo, dứt khoát không xem, nghe những nguồn văn hóa phẩm chứa nhiều hận thù hoặc bạo lực, bởi đây là nguồn quan trọng góp phần gia tăng mầm mống bạo lực trong xã hội ngày nay.

Kinh nghiệm ở Sri Lanka

Tại Sri Lanka - đất nước Phật giáo với hơn 75% dân số theo đạo Phật mà tôi đang theo học cũng như tham gia công tác giảng dạy, người dân hiền lành, thân thiện nhờ ngay từ nhỏ đã biết kiến tạo hạnh phúc, an lạc theo những nguyên tắc cơ bản: không giết hại sinh mạng, không trộm cắp, không quan hệ bất chính ngoài vợ chồng, không nói dối, không tiêu thụ các chất làm say, gây nghiện...

Những cái "không" đó tạo ra một cái "có" chung nơi mỗi người, đó là sự tử tế, lương thiện - được xem như chuẩn mực đạo đức xã hội.

Bài học về các nguyên tắc đạo đức trên đã phát triển trong hệ thống giáo dục thế học lẫn Phật học, trở thành tiêu chí đánh giá về nhân cách con người mà mỗi người phát nguyện giữ gìn, vì hiểu rõ giá trị của việc gìn giữ đó sẽ nâng con người mình lên trong cộng đồng.

Người Việt mình hiền hòa hay bạo lực?

TTO - Có người nước ngoài sống ở xứ ta nói nhiều người Việt mình hay “động thủ" khi có chuyện. Nhưng có người lại bảo dân Việt hiền, bạo lực thua dân nhiều nước khác... Là 'người trong cuộc', bạn thấy sao?

Đại đức THÍCH ĐỒNG TÂM - TẤN KHÔI ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên