13/03/2020 08:56 GMT+7

Đại dịch ở mức kiểm soát được

LAN ANH thực hiện
LAN ANH thực hiện

TTO - Việc WHO công bố COVID-19 là đại dịch nhằm huy động sự tham gia của các chính phủ trong phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh, đặc biệt là lưu ý những chính phủ chưa quan tâm phòng chống dịch.

Đại dịch ở mức kiểm soát được - Ảnh 1.

Nhân viên kiểm dịch lau chùi khoang máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM phòng chống dịch bệnh - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ông Trần Đắc Phu - chuyên gia của Bộ Y tế về phòng dịch COVID-19 - khẳng định với Tuổi Trẻ như vậy sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch. Dù vậy, WHO mô tả COVID-19 như một đại dịch nhưng ở mức kiểm soát được.

* Điểm khác biệt khi COVID-19 còn được xem là dịch như trước đây với đại dịch như hiện nay là gì, thưa ông?

- Điểm khác quan trọng nhất là phản ứng ở cấp độ quốc tế. Như trước đây, khi tuyên bố đây là "tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế công cộng", WHO đề nghị các quốc gia tăng cường hơn, nỗ lực hơn trong phòng chống dịch. Còn hiện nay là huy động sự nỗ lực ở cấp độ quốc tế, huy động cả thế giới chung tay chống lại dịch COVID-19.

* Vì sao WHO mô tả COVID-19 như đại dịch, như ông nói?

- Tình hình hiện nay đã phức tạp hơn nhiều so với tháng 1-2020, khi dịch còn đang tập trung ở Trung Quốc. Đã có hơn 100 nước ghi nhận bệnh nhân, số ca mắc tăng nhanh ở nhiều nơi, tình hình dịch nói chung phức tạp trên phạm vi toàn cầu, trong đó ngay cả những nước phát triển, có nền y tế rất mạnh cũng có số mắc lớn và nhiều người tử vong.

Tuy nhiên, tại một số nơi dịch từng bùng phát rất mạnh như Trung Quốc và Hàn Quốc, tình hình đang được kiểm soát tốt. Tại châu Âu và Mỹ, việc kiểm soát đang gặp nhiều khó khăn. Việc WHO kêu gọi sự vào cuộc của các chính phủ và kinh nghiệm của các quốc gia đã chống dịch hiệu quả sẽ giúp tình hình ổn định nhanh hơn. 

Tôi lấy ví dụ việc Trung Quốc và Hàn Quốc ngăn chặn dịch ngày càng hiệu quả hơn do có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống căn bệnh này. Đây cũng là lý do WHO mô tả COVID-19 như đại dịch, nhưng ở mức độ là còn kiểm soát được.

* Nhiều địa phương đã yêu cầu cách ly 14 ngày với người về từ Hà Nội, thậm chí phát loa thông báo về trường hợp này, đó có phải là hành vi kỳ thị?

- Ngoài một khu phố bị phong tỏa tạm thời (như xã Sơn Lôi ở Vĩnh Phúc trước đây), những địa điểm khác của Hà Nội đều đang bình thường, không bị hạn chế hay kiểm soát đi lại.

Có thể khẳng định trừ một số người bệnh và người có liên quan đã được cách ly, còn lại người dân Hà Nội đều sinh hoạt bình thường. Việc một số địa phương có hành động kỳ thị người Hà Nội là không đúng và việc kỳ thị này làm tăng nguy cơ giấu bệnh, tăng nguy cơ lây lan bệnh dịch.

Vì vậy, cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp để xử lý tình trạng kỳ thị hay tùy tiện cách ly kể trên.

Việt Nam có nhiều kịch bản chống dịch hiệu quả

Việt Nam đã có kịch bản đáp ứng từng mức độ của dịch (tính theo số ca mắc, như hiện nay dịch thực tế đang ở kịch bản số 2 với 20 đến dưới 1.000 ca mắc - PV) và Việt Nam luôn nâng mức độ đáp ứng cao hơn kêu gọi của WHO.

Ngoài ra, Việt Nam không chỉ tìm kiếm, giám sát ca mắc từ các chuyến bay mà đã tìm kiếm giám sát trong cộng đồng và đây là hướng đi đúng và phù hợp.

Đại dịch ở mức kiểm soát được - Ảnh 3.
Đại dịch COVID-19: Phải xử lý nghiêm người trốn cách ly Đại dịch COVID-19: Phải xử lý nghiêm người trốn cách ly

TTO - Có những trường hợp thuộc diện cách ly bắt buộc nhưng đã tránh cách ly và hậu quả là hàng loạt hệ lụy kèm theo, trong đó có cả làm lây lan bệnh dịch.

LAN ANH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên