Đại diện trả lời câu hỏi của đại diện VKSND TP.HCM - ẢNH: TUYẾT MAI
vẫn cáo buộc Grab gây thiệt hại
Trong phần tranh luận ngày 19-10, phía Vinasun giữ nguyên quan điểm cho rằng Grab là công ty công nghệ, không cung cấp dịch vụ vận tải, nhưng trên thực tế hoạt động Grab là doanh nghiệp vận tải taxi - một ngành nghề cùng lĩnh vực với Vinasun.
Grab thực hiện việc điều động xe, xác định giá cước, thu cước phí, thưởng phạt tài xế. Grab được toàn quyền áp dụng và lựa chọn phương pháp tính giá cước, mua bảo hiểm tai nạn dân sự tự nguyện cho đối tác lái xe và hành khách đi xe.
Khi đặt xe và sử dụng dịch vụ Grab, khách hàng thanh toán bằng cách chuyển thẳng từ tài khoản của khách hàng vào tài khoản Grab nếu thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc này khẳng định khách hàng đã thanh toán cho dịch vụ vận chuyển, chứ không phải thanh toán cho việc thuê phần mềm dịch vụ.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Vinasun trình bày luận cứ tại tòa - ẢNH: TUYẾT MAI
Từ đó, Vinasun đề nghị HĐXX tuyên Grab là đơn vị kinh doanh vận tải chứ không phải là doanh nghiệp cung ứng phần mềm dịch vụ và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường cho Vinasun hơn 41 tỉ đồng. Đại diện công ty này cũng kiến nghị bộ Giao thông vận tải, Chính phủ dừng thí điểm đối với Grab do vi phạm đề án 24.
Grab khẳng định không kinh doanh vận tải
Phía Grab lại cho rằng Grab thực hiện đề án 24 với tư cách cung ứng công nghệ hỗ trợ dịch vụ vận tải. Họ không điều xe, không thu tiền của khách hàng mà vấn đề này do các hợp tác xã quyết định. Grab hợp tác kinh doanh với hơn 300 đơn vị kinh doanh vận tải, hợp tác xã với số lượng xe lớn. Cước phí là do các hợp tác xã xác định.
Grab và các bên ngồi lại thỏa thuận về cước phí, sau đó thông báo cho các đơn vị nhỏ mức cước phí.
Các doanh nghiệp tham gia sau đó, nếu đồng ý với mức cước phí này, thì tham gia. Phía Grab không điều tài xế, mà chỉ đề xuất cho tài xế có đón khách hay không. Về việc khách hàng trả tiền, Grab chỉ thu hộ đối tác, hoặc khách hàng chuyển vào tài khoản đối tác theo thỏa thuận.
Còn về việc mua bảo hiểm tai nạn cho tài xế và khách hàng, Grab cho rằng bảo hiểm này là bảo hiểm không bắt buộc. Grab muốn bảo đảm an toàn cho hành khách nên đã bỏ tiền túi để mua. Đây là một hình thức hỗ trợ đối tác.
Grab khẳng định không đồng ý với kết luận giám định của công ty Cửu Long. Từ đó, bị đơn cho rằng cần phải hoãn phiên tòa để triệu tập người làm chứng, người giám định.
"Grab mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam"
Đại diện Grab cho rằng hoạt động của Grab mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam
Phát biểu bổ sung, ông Jerry Lim, đại diện Grab, cho rằng Hoạt động của Grab tại Việt Nam đã mang đến 5 lợi ích:
Về công tác quản lý hành chính, Grab thường xuyên trao đổi với Bộ Giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải, chia sẻ khối lượng thông tin khổng lồ của Grab với các cơ quan hành chính, nhằm hỗ trợ các cơ quan này trong việc quản lý hành chính, giải quyết các vấn đề về ùn tắc giao thông. Quá trình hoạt động, Grab đã giúp các đối tác nộp thuế cho cơ quan thuế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
Thứ 2, hành khách được tận hưởng nhiều dịch vụ an toàn, tiện lợi.
Thứ 3, Grab giải quyết công ăn việc làm cho 145.000 tài xế. Những tài xế chạy toàn thời gian thì thu nhập trung bình cao gấp đôi bình quân thu nhập đầu người của cả nước.
Thứ 4, Grab luôn lắng nghe nhu cầu kinh doanh của đối tác, tận dụng khoa học công nghệ giúp mô hình khinh doanh của các đơn vị vận tải hiệu quả hơn. Nhiều HTX không đủ nguồn lực để tổ chức trung tâm hỗ trợ tài xế, khách hàng, công nghệ…, Grab có thể hỗ trợ các đơn vị này. Ngoài ra, Grab hỗ trợ doanh nghiệp giao đồ ăn, giao hàng… giúp các doanh nghiệp này tìm kiếm khách hàng.
Thứ 5, Grab là đơn vị có trách nhiệm với cộng đồng. Grab quan tâm đến an toàn khi tham gia giao thông của người dân Việt Nam, hợp tác tổ chức nhiều chương trình về an toàn giao thông, ùn tắc giao thông.
Từ đó, ông Lim hy vọng tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của Vinasun.
4 năm Grab lỗ gần 2.000 tỉ
Sáng 19-10, ông Jerry Lim (đại diện Grab) cho rằng năm 2014, Grab đầu tư vào thị trường Việt Nam để nhằm làm cho thị trường Việt Nam hiểu về nền tảng kinh doanh, về công nghệ của Grab trên điện thoại thông minh, và để các đối tác hiểu và hợp tác với Grab. Từ mục tiêu đó, Grab sẵn sàng bỏ tiền túi đề đầu tư, trong khi vốn điều lệ là 20 tỉ.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 4 năm Grab lỗ tổng cộng 1.726,2 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là hoạt động tiếp thị, quảng cáo. Cụ thể, năm 2014, doanh thu Grab là 1,5 tỉ, lỗ 51,7 tỉ; năm 2015 doanh thu là 33,7 tỉ, lỗ 441,8 tỉ; năm 2016 doanh thu là 193,6 tỉ, lỗ 444,7 tỉ; năm 2017 doanh thu 758 tỉ, lỗ 788 tỉ.
Lý giải về việc liên tục báo lỗ, ông Jerry Lim nhấn mạnh Grab sẵn sàng đầu tư để thị trường hiểu được công nghệ của Grab và khuyến khích thị trường sử dụng công nghệ này. Ông đính chính việc Grab lỗ không hoàn toàn do tiếp thị, quảng cáo, vì ngoài chi phí cho cho việc khuyến mãi còn chi phí thưởng cho các đối tác tài xế, chi phí nghiên cứu phát triển công nghệ.
Ông Lim lý giải về việc phải thưởng cho các tài xế là vì họ chăm chỉ, đạt được nhiều cuốc xe và nhằm khuyến khích, nâng cao tinh thần lao động, giúp cho xã hội phát triển.
Bản chất của Grab là một công ty công nghệ, dùng công nghệ để tăng giá giá trị cuộc sống và đây cũng là mực tiêu mà Grab hướng đến. vì vậy mục tiêu môi trường hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp kết nối tốt hơn.
Cũng tại tòa, đại diện Grab cho rằng doanh thu và khoản lỗ từ năm 2014 đến 2017 cho thấy chênh lệch giữa các khoản lỗ và khoản doanh thu giảm dần.
"Nhìn vào các số liệu này, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng trong tương lai chúng tôi sẽ tạo ra lợi nhuận. Tôi cho rằng khoản thuế mà Grab sẽ đóng góp cho chính phủ Việt Nam trong năm 2018 sẽ nhiều hơn gấp 3 lần khoản thuế mà Grab đã đóng năm 2017" - ông Jerry Lim nói.
Phiên tòa tiếp tục vào ngày 22-10.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận