Ông Nguyên nói:
Phóng to |
Ông Đồng Sỹ Nguyên - Ảnh: Việt Dũng |
- Tôi chia sẻ với bức xúc của đại biểu Quốc hội và thấy rằng họ nói rất đúng. Đây là vấn đề khoa học, bởi vì thủy điện nhiều, tích nước lại, đến khi lũ xuống thì phải xả đi chứ không thì vỡ đập. Vừa rồi, cùng lúc có nhiều hồ thủy điện xả thì lượng nước sẽ tăng lên gấp bội, đổ về hạ du, đồng bằng với tốc độ rất nhanh khiến người dân trở tay không kịp. Ví dụ, trước đây chưa có thủy điện thì lũ nửa ngày mới đến hạ du và nước dâng chậm, nay chỉ sau một, hai tiếng nước tràn đầy rồi. Cho nên hôm nay đại biểu Quốc hội nói là chuẩn lắm đấy, không có lý do gì mà chối cãi được.
Tôi có trao đổi với Thủ tướng, tôi nói thực tế cho thấy đang xảy ra tình trạng phát triển thủy điện tràn lan, quy hoạch thiếu khoa học, không xuất phát từ tình hình môi trường, thủy lợi, lợi ích cộng đồng mà lại xuất phát từ lợi ích cục bộ, cố tình làm bằng được để có lợi nhuận. So sánh với các thời kỳ trước đây không phải không có lụt lội, không phải không có mưa lớn, nhưng rõ ràng khi chưa có nhiều thủy điện thì lũ lụt không cấp tập, hung hãn như bây giờ. Chúng ta có thể nói việc xây dựng thủy điện tràn lan, quy hoạch thiếu tính khoa học là nhân tai gây ra lũ lụt trầm trọng hơn.
* Đại biểu Quốc hội đề nghị phải điều tra để xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, thậm chí xử lý trách nhiệm hình sự nếu các chủ thủy điện không tuân thủ các quy định...
- Hậu quả gây ra như vậy nhưng theo dõi thì chưa thấy ai chịu trách nhiệm. Bộ nào, địa phương nào, người nào? Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quy rõ ra và tỏ thái độ rõ ràng, chứ cứ nói chung chung thì không được cái gì cả, hòa cả làng. Cho nên nói tình hình thì đúng rồi, nhưng trách nhiệm và biện pháp cũng phải rõ ràng.
* Vừa rồi Chính phủ đã chỉ đạo loại bỏ 424 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch, và khi đề cập đến trách nhiệm thì trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nói rằng “chúng ta nói về chúng ta...”
- Tôi không đồng tình với cách nói như vậy. Nhận trách nhiệm thì phải rõ ràng. Bởi vì Đảng, Nhà nước giao trách nhiệm cho anh quản lý, ngành nào phải chịu trách nhiệm về ngành đó chứ không thể nói chung chung, không thể đổ cho ai được. Các dự án đều có tên, có địa chỉ, tại sao trách nhiệm lại không có tên, không có địa chỉ. Nếu cứ nói như vậy thì họp xong là hết, còn dân lãnh đủ. Tôi muốn nói rằng Quốc hội đừng để tình trạng họp xong là hết trách nhiệm.
Chính phủ sẽ hỗ trợ miền Trung làm nhà tránh lũ Sáng 20-11, dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra tình hình thiệt hại do đợt lũ lụt vừa qua gây ra tại huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các thủy điện Đắk Mi 4, Sông Bung phải lắp đặt hệ thống cảnh báo nước dâng tới từng thôn để người dân chủ động trong việc tránh lũ. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết sắp tới Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ gói 800 tỉ đồng cho miền Trung làm nhà chống lũ. TRƯỜNG TRUNG |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Không được để hồ đập bị coi như quả bom Sáng 20-11, kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ trưởng Phát cùng chủ tịch UBND các tỉnh khẩn trương báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ về 1.200 hồ đập “có vấn đề” mà Bộ trưởng Phát đề cập. “Cái nào yên tâm được trong thời gian dài, cái nào không yên tâm được, cái nào không an toàn phải nói rõ. Khi làm ra những con đập này chúng ta đã có thiết kế, đã tính toán an toàn, tính toán cả động đất nhưng bây giờ lâu quá rồi thì đề nghị rà soát lại” - ông Hùng nói. Theo ông Hùng, trách nhiệm này trước hết thuộc về chủ tịch UBND các địa phương rồi mới đến bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. “Thiếu vốn đến đâu thì thiếu nhưng không được coi (các hồ đập này - PV) như quả bom, không được để nó vỡ” - ông Hùng quyết liệt. MAI HƯƠNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận