Quả cầu rơi ở Namibia năm 2011 - Ảnh: Daily Mail |
Vào tháng 11-2011, quả cầu nặng 5,9kg bằng kim loại, đường kính 35cm rơi xuống khu vực hẻo lánh ở miền bắc Namibia (quốc gia nằm ở phía nam châu Phi) gây ra nhiều tin đồn và quan ngại về an ninh.
Vụ việc khiến chính quyền Namibia nhờ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) giúp điều tra.
Vào thời điểm đó, người ra đồn đoán rằng đó là một thiết bị báo hiệu ngày tận thế, một bộ phận của khí cầu thời tiết hay thậm chí là bằng chứng về sự tồn tại của sự sống ngoài trái đất.
Về sau, thiết bị này được xác định là một bình chứa Hydrazine từ một tên lửa không người lái, thường được dùng trong các lần phóng vệ tinh.
Khi quả cầu này rơi xuống Namibia, nó đã tạo ra một hố có đường kính gần 4m, sâu 30cm. Dân địa phương nói họ đã nghe nhiều tiếng nổ lớn khi quả cầu rơi xuống.
Các chuyên gia giải thích tiếng nổ lớn mà người dân địa phương nghe thấy là tiếng nổ siêu thanh khi quả cầu vượt qua tốc độ âm thanh khi lao xuống trái đất hoặc do va chạm khi rơi xuống mặt đất.
Chính quyền cũng nói quả cầu không gây ra nguy hiểm gì.
hình cầu rơi xuống một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hôm 2-1 |
Chuyện các thiết bị vũ trụ rơi xuống trái đất cũng không lạ. Cũng trong năm 2011, theo Daily Mail, nước Anh và nhiều nơi trên thế giới được đặt trong tình trạng báo động khi một trong những vệ tinh của NASA bị vỡ và rơi xuống trái đất.
Cũng năm đó, vệ tinh Roentgen bị rơi xuống trái đất và vỡ thành 30 mảnh.
Gần đây, vào tháng 5-2014, người dân ở tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã trình báo chính quyền về việc 3 vật thể không xác định rơi xuống khu vực này.
Ba vật thể được nói là có hình cầu, bằng kim loại. Người dân miêu tả họ đã nhìn thấy các quả cầu lửa lớn, giống như sao băng. Quả cầu nặng hơn 40kg, có đường kính 76cm. Truyền thông Trung Quốc khi ấy tin rằng đây là những bộ phận của tên lửa Proton-M của Nga.
Tên lửa này mang theo vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo và bị trục trặc vào thời điểm đó, bị cháy và rơi xuống trái đất. Theo Tân Hoa xã, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đến điều tra và sau đó kết luận đó là bộ phận của tên lửa.
Quả cầu rơi ở Hắc Long Giang năm 2014 - Ảnh: China News |
Một quả cầu lạ cũng được phát hiện ở Brazil tháng 2-2012 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận