Từ đó, ông Bình cho rằng cần đặt ra hai phương án để đưa ra Quốc hội lấy ý kiến gồm duy trì HK và bãi bỏ HK. Tuy nhiên, dự thảo Luật cư trú do Bộ Công an soạn thảo vẫn duy trì việc quản lý bằng HK vì cho rằng HK rất cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phục vụ các chính sách quan trọng khác của Nhà nước như thống kê, điều tra dân số, qui hoạch, bố trí dân cư, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, đăng ký nghĩa vụ quân sự...
Ý kiến của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu, chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội Tráng A Pao, chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng đồng tình với việc duy trì HK nhưng đều thống nhất rằng cần có những giải pháp khắc phục triệt để tình trạng gắn HK với việc thực hiện các chính sách đối với công dân, đồng thời xử lí nghiêm những trường hợp sách nhiễu, tiêu cực trong công tác quản lý HK.
Đối với các qui định trong dự thảo về đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng, Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng chỉ nên áp dụng việc khai báo tạm vắng đối với một số người đang trong thời gian chấp hành các biện pháp xử lý, chế tài của Nhà nước và qui định tạm trú đối với những người có thời gian tạm trú từ một tuần trở lên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận