30/12/2005 11:19 GMT+7

Đà Nẵng: Thu hút vốn FDI cao nhất miền Trung

Theo VietNamNet
Theo VietNamNet

Năm 2005, Đà Nẵng thu hút vốn FDI cao nhất sau 9 năm trở thành TP trực thuộc TW và vươn lên dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Ko2V83V2.jpgPhóng to
Bãi biển Đà Nẵng được bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh
Năm 2005, Đà Nẵng thu hút vốn FDI cao nhất sau 9 năm trở thành TP trực thuộc TW và vươn lên dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT), năm 2005, Đà Nẵng đã có 15 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn 88,6 triệu USD và 07 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn thêm 34,8 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư FDI thu hút được vào địa bàn Đà Nẵng trong năm 2005 là 123,4 triệu USD.

Ngoài ra, còn có 5 dự án khác với tổng vốn đầu tư 169 triệu USD đã hoàn thành hồ sơ, đang trình các cấp thẩm quyền xin cấp giấy phép đầu tư và 4 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 75 triệu USD đã có chấp thuận của UBND TP Đà Nẵng, đang lập hồ sơ để trình xin cấp giấy phép đầu tư.

Trong khi đó, theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng thì năm 2005, TP có đến 18 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn đầu tư 103,6 triệu USD và 05 dự án điều chỉnh tăng vốn thêm 28,8 triệu USD, đưa tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh trên địa bàn là 134,4 triệu USD, tăng 7,5 lần so với năm 2004.

Sở dĩ có sự khác biệt về con số thống kê giữa hai cơ quan trên, theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng Trương Hào, là do Cục Đầu tư nước ngoài đã đem một số dự án và vốn FDI mới được cấp phép hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng để tính vào số vốn điều chỉnh tăng thêm cho dự án đã được cấp phép trước đó tại địa phương khác.

Chẳng hạn, dự án Trung tâm Metro Cash & Carry Đà Nẵng mới được cấp phép hoạt động tại Đà Nẵng với số vốn 15 triệu USD, nhưng lại được Cục Đầu tư nước ngoài tính vào số vốn tăng thêm của Công ty TNHH Metro VN tại Hà Nội.

Nhưng dù với cách tính trên thì năm 2005, Đà Nẵng vẫn được xếp thứ 7 trong cả nước về thu hút vốn FDI (sau Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Hải Phòng). Đặc biệt, năm 2005 là năm Đà Nẵng thu hút vốn FDI cao nhất sau 9 năm trở thành TP trực thuộc TW và vươn lên dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong lĩnh vực này.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự chuyển biến tích cực này là TP đã chủ động bước ra với thế giới để tự giới thiệu, quảng bá về mình. Trong đó, nổi bật là việc đưa Văn phòng đại diện vào hoạt động tại Tokyo từ cuối năm 2004, thu hút gần 50 đoàn quan chức và doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng (chiếm 48% tổng số đoàn nước ngoài đến TP này trong năm 2005).

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn chủ động tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư từ Singapore, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ... để tăng cường thu hút thêm nguồn vốn đầu tư.

Tuy nhiên, Đà Nẵng hiện vẫn chưa có quy hoạch cụ thể về địa điểm cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp. Thông tin về quy hoạch chưa rõ ràng hoặc thường xuyên thay đổi. Do đó, việc giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư rất bị động và làm mất nhiều thời gian.

Mặt khác, do khung giá đất của TP quá rộng, lại thay tuỳ theo từng dự án cụ thể nên Trung tâm Xúc tiến đầu tư không chủ động được trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trong quá trình khảo sát địa điểm.

Ngoài ra cũng cần thấy rằng, mặc dù Đà Nẵng đã tích cực đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, nhưng vẫn chưa đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho một số dự án, gây khó khăn cho các nhà đầu tư và làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút vốn đầu tư.

Theo VietNamNet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên