Phóng to |
Ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy Đà Nẵng (ngồi) - nói chuyện với một người dân vùng giải tỏa Hòa Liên - Ảnh: Đ.NAM |
Tại đây nhiều bức xúc trong đền bù giải tỏa bấy lâu nay đã được người dân giãi bày thẳng thắn.
Dân quá thiệt thòi, ô nhiễm khắp nơi
Người dân nói Trung Nam thuê côn đồ đánh dân là không oan Tại buổi đối thoại, ông Thanh cũng nhận định việc người của Công ty Trung Nam đánh anh Tuấn vào đêm 29-8, rồi dân kéo nhau đập phá trụ sở Trung Nam..., cơ quan điều tra sẽ làm rõ. Nhưng trong năm người đi chém anh Tuấn có ông Nguyễn Tâm Lộc là em ruột ông Nguyễn Tâm Tiến (tổng giám đốc Công ty Trung Nam), nên việc người dân nói Trung Nam thuê côn đồ đánh dân là không oan. |
Cuộc đối thoại do ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy kiêm chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng - chủ trì đã diễn ra trong không khí rất “nóng”. Có lẽ chưa bao giờ người dân vùng quê nghèo Hòa Liên này lại mang trong mình tâm trạng đầy bức xúc đến như vậy. Theo ông Trần Trung Long (thôn Quan Nam 3), nhiều chính sách đền bù chưa hợp lý nhưng lại không được điều chỉnh kịp thời nên dẫn đến phát sinh những sự cố đáng tiếc.
Ngay như dự án khu đô thị Golden Hills, nhà đầu tư là Công ty Trung Nam đổ đất vây quanh làng trong khi dân chưa đi khỏi nên mùa mưa tới chắc chắn sẽ ngập. “Nhà dân bây giờ như cái hồ cá, mùa khô thì bụi phủ đầy còn mưa đến thì ngập úng... Dân không chịu nổi mới đứng ra chặn xe chứ chẳng sướng ích gì. Vậy nhưng chính quyền không đứng ra giải quyết mà đưa công an đến khiến dân bức xúc” - ông Long nói.
Còn ông Ngô Văn Tước (thôn Quan Nam 5) bức xúc: “Có trường hợp cán bộ đo đạc sai nhưng bắt dân phải làm đơn “xin” lại phần đất thiếu. Đã vậy giá cả đền bù bất nhất: ban đầu là 21 triệu đồng/sào đất nông nghiệp rồi lên 29,5 triệu đồng, sau đó lên 35 triệu đồng và nay là 42,5 triệu đồng/sào đất. Vậy nên ai đi trước là thiệt thòi, dân kêu trời không thấu”.
Nhưng bức xúc nhất vẫn là chuyện đền bù không minh bạch, nhiều cán bộ của các ban đền bù giải tỏa làm ẩu dẫn đến sai nhưng khi dân hỏi lại thì làm lơ. Ông Phạm Đản lo lắng lâu nay dân Hòa Liên đã phải “ăn bụi, ngủ chung với bụi”, sắp tới nếu chính quyền không có giải pháp thì dân sẽ phải “ăn nước, ngủ chung với nước” vì ngập úng. Dân bức xúc mới bao vây Công ty Trung Nam, vậy mà chính quyền từ huyện đến TP ở đâu chẳng thấy, quá lúng túng trong xử lý.
Phóng to |
Gần 2.000 người dân đến dự cuộc làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về các vấn đề đền bù giải tỏa và ô nhiễm môi trường tại Hòa Liên - Ảnh: Đ.NAM |
Bí thư phê bình lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng
Ghi nhận tất cả những bức xúc của người dân vùng giải tỏa, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng mục đích giải tỏa trắng vùng Hòa Liên là muốn kéo vùng quê nghèo này về gần hơn với đô thị và TP khang trang, giàu đẹp hơn. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng đó đã phát sinh một số vấn đề gây xáo trộn cuộc sống người dân, ô nhiễm môi trường trong quá trình triển khai các dự án, dân mất ruộng nên không biết làm gì, nhất là những người lớn tuổi... Vì thế cả TP phải xắn tay vào giải quyết những vấn đề phát sinh.
Ông Thanh yêu cầu phía Công ty Trung Nam phải rà soát các tuyến đường vận chuyển đất đá, san lấp và phải tăng cường từ 10 xe tưới nước hiện tại lên 20 chiếc để đảm bảo hạn chế thấp nhất ô nhiễm bụi đất. Các ban quản lý dự án tái định cư lập danh sách xem xét nghiên cứu ưu tiên cho các hộ dân nằm trên các tuyến đường vận chuyển được tái định cư trước. Yêu cầu các đơn vị thi công khẩn trương hoàn tất các khu tái định cư để phân đất cho dân làm nhà. Phía Sở Xây dựng, nhà đầu tư phải có giải pháp kịp thời chống ngập cho các khu dân cư ở Hòa Liên sau khi các dự án san lấp mặt bằng tổ chức đổ đất vây làng.
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng xem xét đền bù luôn đối với các khu đất nông nghiệp chưa đến kỳ giải tỏa trắng nhưng bị ảnh hưởng không sản xuất được. “Không phải chờ đến khi giải tỏa mới đền bù. Bây giờ đền bù luôn cho dân, còn khi nào giải tỏa thì tính sau” - ông Thanh yêu cầu. Riêng với các chính sách đền bù tái định cư, ông Thanh yêu cầu Ban quản lý đền bù giải tỏa số 3 phải “tinh lược nhưng đầy đủ rồi in ra thành tờ rơi phát đến từng hộ dân để họ đọc và hiểu các chính sách, chủ trương của TP, tránh tình trạng khiếu nại kéo dài”. Riêng những khu đất dù nằm cạnh nhau nhưng do khác xã, phường nên giá đền bù lệch nhau thì nay nghiên cứu để đền bù bằng nhau.
Với tư cách bí thư Thành ủy kiêm chủ tịch HĐND TP, tại cuộc gặp gỡ này, ông Nguyễn Bá Thanh đã thẳng thắn phê bình lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng “xoay xở, phản ứng rất chậm trước những bức xúc của người dân vùng giải tỏa Hòa Liên, mà cụ thể là vụ người dân bao vây khu nhà điều hành của Công ty Trung Nam dẫn đến những điều không tốt cho cả hai bên”.
Không đình chỉ nhà máy ô nhiễm thì đình chỉ giám đốc sở Trước những phàn nàn của người dân về tình trạng gây ô nhiễm bụi và tiếng ồn của hai nhà máy thép DaNa Ý và Thái Bình Dương tại Khu công nghiệp Thanh Vinh, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường phải có giải pháp chấn chỉnh ngay. Ông Thanh quyết liệt: “Nếu phát hiện các nhà máy vi phạm phải đình chỉ ngay, còn nếu anh Điểu (ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường) không đình chỉ các nhà máy này thì tôi đành phải đình chỉ chức vụ giám đốc của anh Điểu vậy. Nếu không anh Điểu thử dọn nhà lên đó ở một tuần xem có chịu nổi không mà bắt dân phải chịu”. Phát hiện Công ty Trung Nam múc trộm đất Ngày 6-9, qua kiểm tra bất ngờ tại tiểu khu 16 thuộc rừng đặc dụng Nam Hải Vân, các cán bộ Hạt kiểm lâm Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) đã phát hiện gần mười xe ben của Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam đang múc trộm đất rừng để san lấp dự án khu đô thị Golden Hills (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu). Theo ước tính, có khoảng 500m3 đất rừng Nam Hải Vân đã bị vận chuyển đi nơi khác trong gần nửa tháng qua. Tại hiện trường, những người tham gia múc đất không xuất trình được giấy phép khai thác nên lực lượng chức năng đã lập biên bản đình chỉ thi công. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận