Bé gái trước khi được phẫu thuật - Ảnh: BVCC
Em bé là con bà L.T.N.M., ngụ ở. Sóc Trăng.
Bé gái được sinh mổ tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) lúc thai được 35 tuần tuổi. Khi sinh ra, bé mang một khối bướu khổng lồ. Trọng lượng của bé và khối bướu là 5,2 kg.
Bé được chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) trong tình trạng tỉnh, bướu có kích thước 30cmx30cmx20cm. Bé được chẩn đoán bị khối bướu cùng cụt khổng lồ. Khối bướu gồm các mô đặc, nang và vôi.
Ngày 25-3, ThS.BS Đào Trung hiếu, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết nhận định khối bướu có tình trạng xuất huyết bên trong, nếu không phẫu thuật ngay bệnh nhi sẽ có nguy cơ tử vong cao. Do đó, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cắt trọn khối u cho bệnh nhi.
Ca mổ đã được thực hiện thành công vào sáng 21-3. Êkip phẫu thật đã phẫu thuật cho bé lúc bé được 20 giờ tuổi từ khi sinh.
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, cân nặng của bệnh nhi còn 2,1kg . Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định. Bệnh nhi đã tự thở và ăn được bằng đường miệng.
Theo ThS.BS Đào Trung Hiếu, ca phẫu thuật đã gặp nhiều thách thức từ công tác gây mê, phẫu thuật cho đến hồi sức. Bệnh nhi có khối bướu quá lớn phải nằm sấp để mổ nên khi gây mê nguy cơ chèn ép đường hô hấp rất lớn. Bệnh nhi dễ bị mất máu và tử vong trên bàn mổ. Thể trạng của bệnh nhi rất yếu, khối bướu lớn nên khi phẫu thuật có nguy cơ hạ thân nhiệt.
Tuy nhiên, ngay từ đầu êkip phẫu thuật đã đánh giá và lường trước mọi nguy cơ, lên kế hoạch kỹ nên đã phẫu thuật cho bệnh nhi thành công.
Qua các y văn, tài liệu xác định đây là loại u phát triển từ vùng cùng cụt, được chia làm 4 type dựa vào vị trí của khối bướu. Đối với những khối u type 1 rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/40.000 trẻ sinh sống.
Theo bác sĩ Hiếu, đến nay tại Việt Nam chưa ghi nhận khối bướu quái cùng cụt có kích thước lớn như trên.
Bé gái sau phẫu thuật - Ảnh: BVCC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận