Ông là người đã chứng kiến Campuchia giành lại độc lập từ Pháp, trải qua thời kỳ Khmer Đỏ thảm khốc, cuộc chiến tranh du kích sau đó, rồi quốc gia Campuchia quân chủ lập hiến ngày nay.
Phóng to |
Cựu hoàng Norodom Sihanouk - Ảnh: AFP |
Theo trang web chính thức của hoàng gia, sau khi ông thoái vị, Quốc hội Campuchia ra nghị quyết tôn vinh ông làm thái thượng hoàng với các nghi thức và đặc quyền giống như một vị quân vương tại vị.
Campuchia sẽ tổ chức quốc tang và cả nước sẽ treo cờ rủ, theo người phát ngôn chính quyền Khieu Kanharith. Hồi tháng 1, ông Sihanouk đã di nguyện được hỏa táng theo nghi thức Phật giáo và truyền thống Campuchia. |
Sinh ngày 31-10-1922, ông Sihanouk trải qua thời thơ ấu sung túc trong gia đình hoàng tộc và được người Pháp chọn lên ngai vàng năm 1941 với lòng tin rằng một hoàng tử trẻ sẽ dễ kiểm soát hơn.
Nhưng người Pháp là những người đầu tiên trong nhiều người đã sai lầm khi đánh giá thấp Sihanouk. Năm 1953 người Pháp đã phải trả lại độc lập cho Campuchia.
Hai năm sau Sihanouk thoái vị để tổ chức một đảng chính trị lớn và đưa Campuchia vào một giai đoạn trung lập không dễ dàng ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh. Ông chấp nhận viện trợ có hạn từ Mỹ và xây dựng quan hệ với Trung Quốc cũng như góp phần sáng lập Phong trào Không liên kết.
Sihanouk là một chính trị gia đầy nhiệt tâm, tài năng, đồng thời cũng là một quân vương ngẫu hứng và đôi khi hành xử bột phát. Ông làm phim, vẽ tranh, sáng tác nhạc, thành lập một đội bóng của hoàng gia và một ban nhạc jazz của riêng ông. Ông cũng thích xe hơi, phụ nữ và nghệ thuật ẩm thực.
“Tôi là Sihanouk và mọi người Campuchia đều là con cái của tôi”, ông từng nói.
Năm 1960, Sihanouk trở thành quốc trưởng sau khi cha ông qua đời. Năm 1970, tướng Lon Nol được Mỹ ủng hộ tuyên bố tiến hành đảo chính khi ông Sihanouk đang thăm chính thức Liên Xô và hủy bỏ chế độ quân chủ.
Sihanouk lưu vong sang Trung Quốc để lãnh đạo một phong trào chống đối, còn tại Campuchia, Khmer Đỏ dần lên nắm quyền. Sau khi Pol Pot và đồng bọn nắm hoàn toàn quyền lực tháng 4-1975, những cuộc tàn sát và tử hình hàng loạt bắt đầu, các trại tập trung mọc lên và khoảng 1,7 triệu người Campuchia, tương đương một phần năm dân số, đã thiệt mạng.
Giai đoạn 1979-1991, ông rời Campuchia, rồi trở về lãnh đạo nền cộng hòa mới. Năm 1993, khi Campuchia tổ chức những cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên, quyền lực nhà vua được khôi phục và quốc gia Đông Nam Á này trở thành một nhà nước quân chủ lập hiến.
Đảng bảo hoàng FUNCINPEC của con trai Sihanouk, Norodom Ranariddh, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử và thành lập liên minh với Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen.
Tháng 9-1993, Sihanouk lại lên ngôi quốc vương Campuchia.
Trong những năm cuối đời, nhiều người lớn tuổi ở vùng nông thôn Campuchia vẫn sùng kính ông.
Cựu hoàng chuyển sang viết blog và lui hẳn về sau hậu trường, dành phần lớn thời gian của ông ở Bắc Kinh, trong sự chăm sóc của các bác sĩ.
Hoàng thân Sisowath Thomico, một thành viên hoàng gia và là trợ lý riêng của ông Sihanouk, nói cựu hoàng qua đời vì cơn trụy tim trong một bệnh viện ở Bắc Kinh. “Việc ông qua đời là một tổn thất lớn với Campuchia”, ông Thomico nói, đồng thời khẳng định ông Sihanouk đã cống hiến đời mình “cho lợi ích quốc gia, dân tộc và người dân Campuchia”.
Người kế nhiệm của ông, Quốc vương Norodom Sihamoni, đã cùng Thủ tướng Campuchia Hun Sen sang Bắc Kinh ngày 15-10 để đưa thi hài cựu hoàng về nước, theo lời đại tá Chhay Bunna, phụ trách an ninh ở sân bay quốc tế Phnom Penh.
Xem thêm Hun Sen - Người con của Campuchia - Kỳ 1: Đứa con của trăng rằm Kỳ 2: “Con tin” của chiến tranh Kỳ 3: Chọn con đường khác Kỳ 4: Những ngày ở Việt Nam Kỳ 5: Giải phóng Campuchia Kỳ 6: Con đường đi lên Kỳ 7: |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận