Phóng to |
Nếu Chính phủ không có giải pháp hỗ trợ, hàng loạt doanh nghiệp sẽ bị phá sản do hàng tồn kho ngày càng tăng - Ảnh: ĐÌNH DÂN |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết toàn bộ gói giải pháp có quy mô khoảng 29.000 tỉ đồng, trong đó bao gồm cả những giải pháp mà Chính phủ chỉ đạo thực hiện theo thẩm quyền và hai giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ông Nguyễn Bá Thuyền (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng) đánh giá cao việc xây dựng gói giải cứu DN, nhưng cho rằng Chính phủ đã chậm đưa ra gói giải cứu. “Dẫu chậm còn hơn không, nền kinh tế cũng như cơ thể con người, nếu bị hắt hơi, sổ mũi chỉ cần uống thuốc cảm, còn để đến lúc ốm nặng thì phục hồi khó khăn hơn” - ông Thuyền nói.
Đừng lãng phí vốn vì thủ tục hành chính Đó là ý kiến của đại biểu Mai Hữu Tín (Bình Dương) về thời hạn bảo lãnh nộp thuế của DN sản xuất hàng xuất khẩu, trong phiên thảo luận về Luật quản lý thuế chiều 12- 6. Ông Tín cho biết theo quy định hiện tại, DN sản xuất hàng xuất khẩu nào đã có hơn một năm hoạt động đúng pháp luật sẽ được hưởng ân hạn nộp thuế 275 ngày, mà không cần phải nộp thuế trước hay có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, dự luật lại yêu cầu tất cả các DN này phải nộp thuế trước hoặc phải có bảo lãnh mới được phép thông quan, làm gia tăng chi phí của DN. Theo ông Tín, một DN sản xuất hàng xuất khẩu có doanh số 10 triệu USD/năm sẽ phải dành ra thêm khoảng 1 triệu USD/năm để nộp thuế, rồi xin hoàn thuế liên tục trong năm. Nếu muốn có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng thì ngoài phí bảo lãnh, các DN cũng phải có lượng tài sản trị giá trên 2 triệu USD để thế chấp cho ngân hàng. “Số tiền khá lớn này có thể được sử dụng hiệu quả hơn, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, thay cho việc chỉ để phục vụ mục tiêu quản lý hành chính này”, ông Tín nói. |
Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Ánh (phó chủ tịch HĐND TP.HCM), lý do Ủy ban Tài chính và ngân sách đưa ra không thuyết phục, vì thực tiễn ở TP.HCM đã hình thành các tổ công tác để khảo sát, phân loại, vận động đối tượng kinh doanh đăng ký cam kết không tăng giá... Qua một năm thực hiện, TP.HCM sơ kết đánh giá chương trình đã tạo sự lan tỏa và đồng tình cao của người dân.
Ông Mai Hữu Tín (chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư U&I) cho rằng ngoài những giải pháp Chính phủ đã trình, nên có thêm những giải pháp khác như giảm thuế GTGT, miễn thuế TNCN và giảm thuế TNDN xuống còn 20%. Theo ông Tín, nếu giảm 50% thuế GTGT thì nguồn thu ngân sách năm nay giảm khoảng 15.000 tỉ đồng, nếu giảm thuế TNDN từ 25% xuống còn 20% thì thu ngân sách giảm khoảng 20.000 tỉ đồng.
“Nhưng nếu phần lớn DN vừa và nhỏ của chúng ta mất đi sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng lên sức khỏe của nền kinh tế, đặc biệt sẽ gia tăng rất lớn con số thất nghiệp” - ông Tín nói.
Ông Trần Du Lịch (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) cũng cho rằng nếu chưa sửa Luật thuế TNDN, Quốc hội nên có thông điệp rằng từ đầu năm 2013, Nhà nước sẽ xem xét giảm thuế TNDN từ 25% xuống 20%.
Tại phiên thảo luận, nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét miễn thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1 (bậc có thuế suất 5%). Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị miễn thuế TNCN đối với tất cả các bậc.
“Qua thảo luận hôm nay, Chính phủ tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để tiếp tục bổ sung hoàn thiện các hệ thống giải pháp đã ban hành và tiếp tục chỉ đạo để sớm tháo gỡ khó khăn cho DN”- bà Ngân nói. Dự kiến chiều 21-6, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và cá nhân năm 2012.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận