Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Là nơi đầu tiên được cử đến làm việc với cương vị đại sứ Vương quốc Anh, Việt Nam có một vị trí tình cảm đặc biệt đối với ông Mark Kent.
Vị đại sứ này đã gắn bó với Việt Nam từ năm 2007 - 2010 và tạo sự khác biệt thú vị khi những bài viết trên blog của ông (thuộc trang web của đại sứ quán) được nhiều người dân biết đến, cùng các hoạt động sôi nổi trên Facebook ngay từ những ngày mạng xã hội này bắt đầu được biết đến ở Việt Nam.
Trở lại Việt Nam sau 10 năm, ông thăm lại Hà Nội và TP.HCM với một lịch trình bận rộn và sôi nổi để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Anh - Việt, gặp lại những người từng quen biết từ 12 năm trước, những người đồng cấp và đồng nghiệp, bạn bè ngoài khu vực ngoại giao, cả những người một thời hay cùng ông đi… uống bia hơi.
Ông gửi tới Tuổi Trẻ Cuối Tuần bài viết về chuyến đi này.
Tôi đến Hà Nội lần đầu vào tháng 12-2007, ngay trước Giáng sinh. Đó cũng là lần đầu tôi tới Đông Nam Á. Trời lạnh và âm u, không khác mấy London mà tôi vừa rời khỏi. Trước khi đến nơi, tôi đã học tiếng Việt được hai tháng, nhưng ngoài ra tôi chẳng biết gì nhiều về đất nước mà trong ba năm nữa tôi sẽ coi là nhà mình.
Tôi được các đồng nghiệp ở đại sứ quán chào đón ấm áp và giúp đỡ ổn định cuộc sống. Đầu tiên tôi ở một chỗ tạm thời bên ngoài, đến tháng 1-2008 mới chính thức chuyển vào tư dinh đại sứ Anh trên đường Phan Chu Trinh. Đại sứ quán thì nằm trong một tòa nhà hiện đại ở phố Hai Bà Trưng, chỉ cách nhà tôi vài phút đi bộ.
Các đồng nghiệp ở đại sứ quán nhất trí là chúng tôi phải làm sao để câu chuyện về Việt Nam hiện đại được biết đến nhiều hơn ở Anh, và ngược lại, Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn hình ảnh hiện đại của nước Anh.
Chúng tôi đã khuyến khích các bộ trưởng, nhà lãnh đạo và doanh nhân Anh đến thăm Việt Nam để tận mắt chứng kiến những cơ hội ở quốc gia này.
Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ với các bộ ngành Việt Nam và chính tôi đã gọi nhiều cuộc để tìm hiểu những lĩnh vực hợp tác mới.
Nhưng tôi không muốn chỉ giới hạn quan hệ của đại sứ quán với các cơ quan nhà nước, mà còn mong được trực tiếp tiếp cận người dân Việt Nam. Internet và mạng xã hội đã giúp mong muốn đó khả thi.
Chúng tôi bắt đầu với website của đại sứ quán, hợp tác với một công ty truyền thông Anh để khởi động chương trình mời người dân Việt Nam gửi câu hỏi cho các chính trị gia và những người nổi tiếng của Anh như ngôi sao ca nhạc hoặc cầu thủ bóng đá, và nhận câu trả lời từ họ.
Rồi nhờ đồng nghiệp giúp đỡ, tôi ra mắt blog bằng tiếng Việt của mình, blog nhận được rất nhiều quan tâm và bình luận của người Việt.
Một mặt, tôi muốn chia sẻ thông tin về Vương quốc Anh hiện đại, nhưng đồng thời cũng để kể về công việc của một đại sứ và "giải ảo" vai trò này.
Đó là một bước quan trọng giúp công việc ngoại giao trở nên minh bạch, thân thiện và phù hợp với tất cả mọi người. Khi tôi đi vắng, các blogger khách mời sẽ đóng góp câu chuyện của họ.
Chúng tôi mở rộng sự hiện diện của đại sứ quán trên truyền thông xã hội, lập các kênh YouTube và Flickr, rồi năm 2009, Đại sứ quán Anh trở thành đại sứ quán đầu tiên tại Việt Nam ra mắt trang Facebook riêng.
Tôi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam vào tháng 11-2010. Một trong những nhiệm vụ lớn cuối cùng của tôi là chuẩn bị văn kiện đối tác chiến lược với những người đồng cấp Việt Nam ở Bộ Ngoại giao, trong đó có đại sứ đương nhiệm của Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long.
Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam - Anh và cam kết phát huy các thành tựu đạt được để củng cố hợp tác trong tương lai. Tôi cảm thấy mình đã góp phần giúp hai bên đạt tới mức kỳ vọng ban đầu của chính tôi về mối quan hệ song phương.
Sau khi rời Việt Nam, tôi sang Bangkok làm đại sứ Anh tại Thái Lan, rồi năm 2016 chuyển đến bên kia địa cầu, Argentina ở Mỹ Latin.
Khi trở về Anh năm 2021, tôi rời ngành ngoại giao và chuyển sang làm cho Scotch Whisky Association (Hiệp hội Whisky Scotland).
Rượu whisky là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất ở Anh trong ngành thực phẩm và đồ uống, đến với 180 quốc gia.
Giờ tôi đang sống ở Scotland, phía bắc nước Anh, lạnh hơn Việt Nam rất nhiều, ở một thành phố xinh đẹp tên là Edinburgh. Rồi bỗng nhiên một ngày vài tháng trước, tôi nhận được cuộc gọi từ sứ quán và tổng lãnh sự quán Anh: "Ông sang Việt Nam được không?".
Lời mời là một phần của chương trình kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Anh với nhiều hoạt động diễn ra trong năm nay.
Cùng lúc đó ở Anh, tôi được mời làm chủ tịch kế tiếp cho tổ chức Mạng lưới Việt Nam - Anh, vốn hoạt động tương tự Hội Hữu nghị Việt - Anh của Việt Nam. Hai việc này hợp lại đã dẫn đến chương trình đi thăm và làm việc của tôi tại Hà Nội và TP.HCM tuần trước.
Tuần lễ tuyệt vời đó giúp tôi thấy mọi thứ ở Việt Nam đã thay đổi thế nào. Tôi bay từ phi trường Heathrow (London) đến Việt Nam trên chuyến bay thẳng của Vietnam Airlines. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước đã được làm mới vào năm 2020 và quan hệ song phương giờ đã đi cả vào chiều rộng lẫn bề sâu.
Tôi có những cuộc thảo luận đầy cảm hứng với các sinh viên ở cả Hà Nội và TP.HCM. Trong chuyến thăm gần nhất của tôi đến TP.HCM hồi 2010, tôi còn phải đi phà mới qua được Thủ Thiêm, còn nay tôi đã có thể đi buýt đường sông dọc sông Sài Gòn để ngắm nhìn thành phố sôi động với những công trình mới xây dựng dọc bờ sông.
Dù lịch trình cực kỳ bận rộn, tôi rời Việt Nam với nhiều hy vọng và lạc quan về một đất nước đã phát triển vượt bậc và đang trên đường đạt được tham vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.
Niềm hy vọng và lạc quan đấy cũng dành cho quan hệ đối tác và hữu nghị giữa hai nước chúng ta, mối quan hệ đã và sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Tôi sẽ trở lại thật sớm nhé! Hẹn gặp lại!
"Cứ như đi ngược thời gian" - vị cựu đại sứ nói với Tuổi Trẻ Cuối Tuần vào chiều 23-2, trong khi đợi tàu đi tham quan dọc sông Sài Gòn ở bến buýt đường sông Waterbiz.
Với ông, đó không chỉ là những xúc cảm thú vị khi được trở lại sau 12 năm mà còn là cảm xúc cho những khởi đầu mới.
Tôi nhớ trước khi ông rời Việt Nam 12 năm trước, ông đã nói rằng ngày nào đó ông sẽ quay lại Việt Nam. Và giờ ông đã thực hiện được điều này. Ông có kế hoạch cho điều này từ ngày đó ư?
- À, đó là một cách diễn đạt ước mong của tôi, chứ hồi đó tôi không biết được mình có cơ hội quay lại Việt Nam hay không. Trong đời này bạn chẳng bao giờ biết được điều gì có thể xảy ra, nhưng (hồi đó) tôi đã rất mong có dịp quay lại.
Tôi rất thích quãng thời gian sống ở Việt Nam và rồi đôi lúc điều gì đó xảy ra là bởi có một lý do gì đó mà chúng ta gọi là karma (nghiệp).
Bỗng nhiên, tôi nhận được cuộc gọi từ sứ quán và tổng lãnh sự quán Anh hỏi "Ông có thể sang Việt Nam không? Để nói chuyện về việc ông viết blog, về truyền thông, làm thương hiệu, và về cách làm thế nào Anh có thể hợp tác với Việt Nam?".
Đó là một phần của chương trình kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Vương quốc Anh và Việt Nam. Cùng lúc đó thì ở Anh tôi cũng được mời làm chủ tịch cho tổ chức hữu nghị Vietnam - UK Network. Hai việc này hợp lại, cuối cùng thì tôi đã đến Hà Nội và TP.HCM.
Nó là một giấc mơ. Một giấc mơ đã trở thành sự thật. Một giấc mơ đẹp và rất là bận rộn, vì tôi có rất nhiều hoạt động trong lần viếng thăm này.
Hồi rời Việt Nam 12 năm trước, ông được cử sang làm đại sứ tại Thái Lan rồi Argentina. Chắc ông đã học thêm hai thứ tiếng nữa rồi. Vậy tiếng Việt của ông giờ thế nào rồi?
- Tôi đã học tiếng Thái. Tôi được cho nhiều thời gian hơn để học tiếng Thái, nên tôi dùng tiếng Thái thành thạo khi làm việc ở Bangkok. Rồi khi đến Argentina thì tôi dùng tiếng Tây Ban Nha, một ngoại ngữ tôi đã biết từ trước…
Ông vẫn gửi lời chúc Tết đến bạn bè Việt Nam và cả những người theo dõi ông trên mạng xã hội hằng năm. Theo tôi nhớ là ông chưa từng bỏ lỡ năm nào.
- Tôi không bao giờ bỏ quên Tết, vì tôi biết ở Việt Nam dịp này quan trọng thế nào về mặt tình cảm và văn hóa. Tôi luôn nhớ gửi lời chúc Tết tới bạn bè Việt Nam vì đó là cách thể hiện tình bạn, nó giống như việc ta nhớ ngày sinh nhật của mọi người vậy.
Chúng ta vẫn biết rằng mọi thứ thay đổi sau 12 năm. Ấn tượng của ông về Việt Nam bây giờ thế nào?
- Chuyến bay của tôi đến Việt Nam hạ cánh ở TP.HCM trước, lúc đó trời nắng và nóng. Rồi tôi đổi máy bay để ra Hà Nội. Khi tôi đến Hà Nội thì, như mọi khi, Hà Nội luôn bị bao phủ bởi mây mờ.
Điều này làm ký ức quay trở lại. Thật là thú vị khi ta xa một nơi nào đó, trong trường hợp của tôi là đến tận 12 năm, rồi khi trở lại thì có cảm giác thân thuộc như về nhà vì ta nhận thấy mình thoải mái khi trở lại trong môi trường đó.
Tôi đã đi quanh Hà Nội và TP.HCM, cứ như thể tôi chưa từng rời xa vậy, cứ cảm thấy tự nhiên thoải mái như đã từng thế. Và thời gian được nối lại, giống như 12 năm trước mới chỉ là ngày hôm qua.
Tôi ở Hà Nội hai ngày với lịch trình rất bận rộn, song thích nhất là được đi bia hơi với đồng nghiệp cũ ở đại sứ quán, nói chuyện với họ về những gì đã xảy ra trong bao năm qua. Nhưng bận quá nên chẳng có thời gian cho đá bóng!
Hồi trước ông từng đi từ quận 1 qua Thủ Thiêm trên một chuyến phà ngang sông Sài Gòn, giờ ông lại đi trên sông này bằng một chuyến tàu tiện nghi. Ông cảm thấy thế nào?
- Tôi rất thích đi trên sông. Gió mát và bạn có dịp nhìn ngắm hai bờ. Đó là dịp tốt để thấy mọi thứ phát triển và thay đổi thế nào. Thật là thích.
Trước khi lên chuyến tàu vừa rồi, tôi có một cảm giác rất là vui vì đã ở cùng một nơi và làm cùng một việc là đi qua cùng một dòng sông. Nó làm tôi nhớ lại cảm giác đi phà qua sông Sài Gòn hồi trước.
Ông cảm thấy thế nào về việc quay lại những đất nước mà ông đã từng làm đại sứ?
- Thực ra khi tôi rời một đất nước nào đó tôi không quay lại ngay, vì ta phải sống với hiện tại và phải thận trọng để không sống mãi với quá khứ.
Với tôi, việc quay lại đây, nói chuyện về những gì tôi đã học được từ sự nghiệp ngoại giao là một phần của việc hợp tác với Đại sứ quán Anh và Bộ ngoại giao, nhưng tôi mang đến đây một chương mới với tư cách là chủ tịch mới của Vietnam - UK Network. Nó là một cơ hội để bắt đầu một chương mới với Việt Nam.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận