Nếu biết cách ăn những thực phẩm có tính kiềm, thì cơ thể sẽ khỏe mạnh và trẻ trung. Các ngôi sao Hollywood nhập cuộc đầu tiên. Nhiều phụ nữ Mỹ đang làm theo, có người khen, cũng có người bỏ cuộc vì “thiếu thịt tôi không chịu nổi”. Thực chất của chuyện “kiềm hóa” ra sao?
Thực phẩm kiềm giúp thông minh, phòng bệnh
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm sẽ giúp cải thiện trí thông minh của trẻ và cả trí tuệ cho người lớn. Nghiên cứu được tiến hành trên 42 trẻ từ 6-13 tuổi bằng cách đo độ pH máu và chỉ số thông minh. Kết quả: Những trẻ có pH máu kiềm thông minh hơn nhiều so với những trẻ có pH máu acid. Thực phẩm nhiều tính acid sẽ làm cơ thể chóng già, mệt mỏi và dễ sinh bệnh. Nếu chúng ta ăn nhiều thực phẩm chứa acid (như các loại thịt), gan, tim, thận phải làm việc quá mức, khiến chúng suy yếu dần. Chất độc không được thận thải ra hết sẽ chạy vô khớp gây đau nhức, chạy ra da gây mụn, các khối u…
Ăn thực phẩm có tính acid là góp phần sinh ra các bệnh khác nhau như trĩ, sỏi, dễ bị huyết áp cao, đột quỵ, suy gan, thận.
Thực phẩm nào giàu chất kiềm?
Cơ thể chúng ta cần 75% thực phẩm hằng ngày là chất kiềm tự nhiên để giữ độ pH máu luôn ổn định. Các loại trái giàu chất kiềm là nho, chuối, quả mâm xôi, táo, dưa. Các loại quả thuộc họ chanh, cam quýt hơi chua nhưng chúng lại kích thích hệ đệm của máu điều hòa pH ngả sang kiềm. Các loại rau gồm bông cải xanh, rau xanh các loại (rau cải, rau muống, bồ ngót, cải bó xôi…) tảo biển, cà rốt, củ cải, cà tím, các loại bầu bí, mướp… Trong các loại hạt, tốt nhất là đậu nành và những chế phẩm của nó. Ngũ cốc tốt nhất là dùng nguyên hạt (gạo lứt).
Những thực phẩm có tính acid có nhiều trong thịt các loại, đặc biệt là thịt có màu đỏ, ngũ cốc (gạo chà hết cám), dầu động vật, tất cả các loại rượu và các thức ăn có đường như mứt, xi rô, bánh ngọt, nước ngọt (tuy nhiên mật ong, mật mía lại có tính kiềm). Các bà mẹ sẽ hỏi: Vậy tui cho con uống sữa có sao không? Bạn có thể yên tâm vì sữa, đặc biệt sữa mẹ lại kiềm.
Nên cân đối thực phẩm như thế nào?
Tiến sĩ Sagan Ishizuka (Nhật Bản) tin rằng thực phẩm là hình thức cao nhất của y học. Ông chia thức ăn thành hai loại: Chứa natri và kali. Muối kali kích hoạt quá trình oxy hóa và muối natri ức chế quá trình oxy hóa. Do đó, nếu ai ăn chủ yếu là ngũ cốc và rau, có chứa nhiều kali, máu sẽ có độ pH kiềm và khỏe mạnh. Nếu ăn nhiều thịt, gia cầm và trứng, chứa một lượng natri cao, pH máu chuyển sang acid sẽ sinh nhiều bệnh và tuổi thọ giảm đi. Vì thế khi biết cân bằng dinh dưỡng thì con người sống khoẻ, trẻ trung và thọ hơn.
Y học cổ truyền cũng dựa trên hai nguyên tố kali và natri để phân định âm dương trong thực phẩm. Thứ nào nhiều natri là dương, thứ nào nhiều kali là âm. Theo Ohsawa (Nhật Bản), tỉ lệ K/Na = 5 là quân bình âm dương. Tất cả những thứ có tỉ lệ K/Na lớn hơn 5 là âm, nhỏ hơn 5 là dương. Ví dụ: Gạo có K/Na = 4,5 là dương. Khoai tây có K/Na = 5,12 thì âm. Chuối có K/Na = 8,40 thì rất âm (ăn chuối nhiều kali tốt cho tim là vì vậy. Tuy nhiên đừng ăn quá 3 trái một ngày). Trong một cây rau thì phần ở phía trên thuộc dương, phần gốc thuộc âm. Một số người chỉ ăn búp là không nên mà cần ăn toàn bộ cây rau mới cân bằng. Cá ở dưới nước thuộc âm. Vì thế các nhà dinh dưỡng khuyên chúng ta ăn cá, ăn rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
Phép dưỡng sinh của Ohsawa cho rằng: ăn nhiều thịt con người sẽ trở nên hung dữ, dễ nổi nóng, trong khi một chế độ ăn nghiêng về những thực phẩm kiềm sẽ làm cho cái đầu của bạn yên hơn, không dễ “bốc hỏa”. Còn nữa, ăn chậm, nhai kỹ là cách làm cho thực phẩm được kiềm hóa bởi nước bọt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận