28/09/2009 06:08 GMT+7

Cuộc thi Tự hào sử Việt: Cô bé mê sử Việt

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TT - Vũ Hương Nam (lớp 6G Trường THCS Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) - cô học trò có biệt danh “3M” (Mèo một mí), với bài viết cảm xúc về bài hát Hội nghị Diên Hồng tham dự cuộc thi “Tự hào sử Việt” đã gây ấn tượng mạnh với ban tổ chức.

Cuộc thi Tự hào sử Việt: Cô bé mê sử Việt

TT - Vũ Hương Nam (lớp 6G Trường THCS Phan Chu Trinh, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) - cô học trò có biệt danh “3M” (Mèo một mí), với bài viết cảm xúc về bài hát Hội nghị Diên Hồng tham dự cuộc thi “Tự hào sử Việt” đã gây ấn tượng mạnh với ban tổ chức.

ImageView.aspx?ThumbnailID=364119

Vũ Hương Nam tập đánh đàn bài hát Hội nghị Diên Hồng - Ảnh: Bá Dũng

Hôm chị gái (hiện học năm thứ 2 khoa tiếng Pháp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG TP.HCM) nhận giải khuyến khích cuộc thi Tự hào sử Việt, Hương Nam được khích lệ và gửi bài tham gia liên tục.

“Hôm ấy sau khi xem đề ra tháng 7 với câu hỏi đoạn nào trong bài hát Hội nghị Diên Hồng gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất, mẹ chỉ lẩm nhẩm câu được câu mất nhưng em rởn da gà khi nghe đến câu Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến! Thế là em mở máy tìm nghe và viết bài dự thi” - Hương Nam kể.

Chị Hồ Thị Được, mẹ Nam, cho biết: “Mỗi ngày chỉ cho Nam ngồi một giờ trên máy tính nên để hoàn thành bài viết, cháu hì hục gần 10 ngày. Sau khi duyệt bài thi của con, tôi cũng hào hứng vì thấy cháu viết hào sảng quá”.

Nam nghe đi nghe lại cả trăm lần và thuộc làu từng chữ trong bài hát Hội nghị Diên Hồng. “Em thích nhất hai câu Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến? Quyết chiến! lời bài hát gợi lên sự hào sảng, hùng tráng của cha ông trước quyết tâm giết giặc bảo vệ nước nhà” - Nam nói.

Cô học trò này còn có một đề xuất táo bạo với ban tổ chức: “Em thấy ở bìa vở học sinh người ta toàn in hình nhân vật trong Võ lâm truyền kỳ, Doremon mà không in hình các nhân vật lịch sử nổi tiếng và thông tin về lịch sử nước nhà. Nếu ở bìa trong vở có trích ghi kiến thức lịch sử sẽ tạo rất nhiều hứng thú cho học sinh như chúng em”.

THÁI BÁ DŨNG

Danh sách thí sinh đoạt giải “Tự hào sử Việt” giai đoạn 2

I. GIẢI CÁ NHÂN

Giải nhất: Nguyễn Hoàng Vũ (K14PR3, Trường ĐH dân lập Văn Lang, TP.HCM).

Giải nhì: 1. Bùi Thiên Chúc (2 Ký Con, P.7, Q.Phú Nhuận); 2. Phạm Minh Tân (Công ty Dịch vụ đô thị và quản lý nhà Q.10, TP.HCM).

Giải ba: 1. Lê Thị Lệ Cúc (Ấp Bắc, Đồng Tiến 1, Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng); 2. Nguyễn Văn Nhị (SV K32, văn 3B, ĐH Sư phạm, 280 An Dương Vương, Q.5, TP.HCM); 3. Trần Ngọc Quang Trưởng (lý 2B - khóa 33, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM).

Giải khuyến khích:

1. Bùi Quý Khiêm (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp); 2.Đặng Thụy Nhã Uyên (Cẩm Tân, thị xã Long Khánh, Đồng Nai); 3. Võ Thị Cẩm Hiền, Bảo tàng TP Cần Thơ; 4. Nguyễn Trường Vũ (phòng kỹ thuật Đài truyền hình Đồng Tháp); 5. Nguyễn Phước Cẩm Tiên (11A19 Trường THPT Nguyễn Công Trứ);

6. Nguyễn Hữu Vĩnh (đoạn quốc lộ đường thủy nội địa số 15-720, quốc lộ 30 xã Mỹ Tân, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp); 7. Phan Văn Nhật Tân (lớp 9/4 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Điện Bàn, Quảng Nam);

8. Phan Thị Thu Trang (83/34 khóa 34 - khoa thương mại - du lịch & makerting Trường ĐH Kinh tế TP.HCM); 9. Phan Văn Hồng Thắng (lớp DD06TD02, khoa điện - điện tử Trường ĐH Bách khoa); 10. Trần Văn Thọ (GV Trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam); 11.Nguyễn Ngọc Cường (338/25/21 An Dương Vương, P.4, Q.5, TP.HCM);

12. Nguyễn Hoàng Yến Xuân (lớp K13N1/ngoại ngữ - ĐH dân lập Văn Lang); 13. Nguyễn Hoàng Minh Thanh (12A15 Trường THPT Phú Nhuận); 14. Nguyễn Khắc Toàn (Công ty TNHH Thiên Lộc Tấn); 15. Nguyễn Hà Phương (108 Lê Lợi, P.Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai); 16. Tô Thị Thinh (lớp ngữ văn K30A, Đại học Đà Lạt).

II. GIẢI TẬP THỂ

Giải nhất: Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM.

III. GIẢI ẤN TƯỢNG: Vũ Hương Nam (lớp 6G Trường THCS Phan Chu Trinh, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc).

Câu hỏi kỳ 1 - giai đoạn III - “Quật khởi Tháng Tám”

1. Vai trò của vua Quang Trung trong công cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19? (tối đa 350 chữ).

2. Tóm lược biện pháp cải cách hành chính địa phương (cấp tỉnh) của vua Minh Mạng? Ý nghĩa? (tối đa 250 chữ).

3. Cảm nghĩ của bạn về việc tổng trấn Gia Định xử tử viên quan tham nhũng Huỳnh Công Lý - cha vợ vua Minh Mạng? (tối đa 400 chữ).

ImageView.aspx?ThumbnailID=364120
THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên