24/08/2024 09:10 GMT+7

Cuộc thi Tái tạo xanh: Mỗi chung cư, trường học là một 'vựa ve chai' để phân loại rác tại nguồn

Ý tưởng rằng mỗi chung cư, khu dân cư và trường học xây dựng các điểm thu gom rác tái chế có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc thu gom và tái chế rác thải.

Cuộc thi Tái tạo xanh: Mỗi chung cư, trường học là một 'vựa ve chai' để phân loại rác tại nguồn - Ảnh 1.

Mỗi chung cư, khu dân cư và trường học là một vựa ve chai hiện đại Green Point và tuân thủ quy định phân loại rác tại nguồn của Luật Bảo vệ môi trường 2020 trước ngày 1-1-2025 - Ảnh: Grac

Anh Nguyễn Trọng Minh - người sáng lập app Grac, một ứng dụng quản lý rác thải - đã có một bài viết về ý tưởng này và cho rằng đây là khởi đầu để tạo ra mô hình tái chế hiện đại và giảm thiểu lượng rác thải khi nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng thành công mô hình này.

Giáo dục thay đổi ý thức

Theo anh Minh, lợi ích của mô hình vựa ve chai mini ở chung cư và trường học trước hết nằm ở việc giúp nâng cao ý thức cộng đồng bao gồm cư dân và học sinh để họ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tái chế và bảo vệ môi trường.

Đồng thời tạo ra tiện lợi trong việc thu gom, giúp giảm thiểu rác thải, giảm chi phí khi các điểm thu gom nằm ngay tại chỗ và được phân loại rác tại nguồn, giảm lượng rác thải đưa đến bãi rác. 

Mô hình này cũng tạo nguồn tài nguyên tái chế khi các vật liệu thu gom có thể được tái chế và sử dụng lại.

Trên thế giới đã có nhiều nơi áp dụng thành công mô hình thu gom và tái chế rác thải tại các chung cư và trường học. Trong đó có thể kể đến Nhật Bản, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Mỹ.

Đặc biệt là Thụy Điển có hệ thống tái chế tiên tiến với các điểm thu gom tái chế tại nhiều khu dân cư và trường học và các trạm tái chế di động.

Những mô hình này đều cho thấy hiệu quả cao trong việc tăng cường tái chế, giảm thiểu rác thải và nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý rác thải

Cùng với ý tưởng biến các chung cư, trường học thành vựa ve chai, trước đó anh Trọng Minh cùng đội ngũ Công ty cổ phần công nghệ Grac đã có nhiều năm nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào quản lý rác thải và tái chế ở Việt Nam, làm cho mô hình thu gom tái chế trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.

Bằng cách sử dụng công nghệ, Grac đã giúp chuyển đổi quản lý rác thải và tái chế, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, hỗ trợ nền kinh tế vòng tuần hoàn, giúp giảm, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Trong đó ứng dụng di động mang tên Grac có trên Google Play và App Store giúp người dân phân loại rác tại nguồn. 

Người dùng có thể tích lũy điểm thưởng khi tham gia vào quá trình này, sau đó điểm thưởng có thể được đổi thành các sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền mặt từ các đối tác của Grac.

Để hoàn thiện hệ sinh thái rác thải, Grac đã xây dựng mạng lưới Grac Green Point - mạng lưới các điểm thu gom rác thải có thể tái chế trên toàn quốc. 

Rác thải sau khi được phân loại và thu gom tại các điểm này sẽ được chuyển tới các vựa ve chai gần nhất.

Song song đó, Grac cung cấp giải pháp phần mềm SaaS cho các ủy ban nhân dân các cấp, các công ty thu gom rác thải sinh hoạt. 

Kết quả là Grac hỗ trợ số hóa hơn 1 triệu chủ nguồn thải (gồm hộ gia đình và ngoài hộ gia đình), kết nối với Momo và Payoo để có thể thu hộ, thanh toán tiền rác hơn 34 ngân hàng, các ví điện tử, cửa hàng tiện lợi...

Với các ứng dụng trên, Grac góp phần vào quá trình xây dựng đô thị thông minh, đẩy dữ liệu qua các trung tâm điều hành thông minh của các địa phương (Trung tâm IOC) để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và chủ trương không tiền mặt của Chính phủ.

Đồng thời mang đến nền tảng học và thi dành cho những người yêu môi trường, phân loại rác, biến đổi khí hậu, giảm thiểu rác nhựa...

Phân loại chất thải rắn tại nguồn

Việc phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, rác được phân loại thành 3 loại gồm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác:

Cụ thể hơn, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế là loại chất thải mà chúng ta có thể tái sử dụng hoặc tái chế để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Ví dụ, các vật liệu như giấy, nhựa, kim loại có thể được tái chế để sản xuất lại sản phẩm mới.

Chất thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ hạt, và các phần không ăn được. Chất thải thực phẩm có thể được tận dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn cho chăn nuôi.

Chất thải rắn sinh hoạt khác là các chất thải rắn sinh hoạt không thuộc vào hai loại trên. Ví dụ, đèn huỳnh quang hỏng, pin, bình gas, bao bì nhựa, và các vật dụng khác.

Đối với hộ gia đình và cá nhân ở đô thị, sau khi phân loại, người dân cần đựng các chất thải rắn sinh hoạt vào các bao bì riêng theo từng loại và chuyển giao cho các tổ chức hoặc cá nhân có chức năng tương ứng.

Còn đối với hộ gia đình và cá nhân ở nông thôn, người dân được khuyến khích tận dụng chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn chăn nuôi.

Cuộc thi Tái tạo xanh: Mỗi chung cư, trường học là một 'vựa ve chai' để phân loại rác tại nguồn - Ảnh 2.

Cuộc thi Tái tạo xanh: Mỗi chung cư, trường học là một 'vựa ve chai' để phân loại rác tại nguồn - Ảnh 2.Cuộc thi Tái tạo xanh: Những người xin đi... nhặt rác

Khoác chiếc áo xanh lá cây, xịt tinh dầu chống muỗi, đeo hai lớp găng tay bảo vệ, nhận bao tải và chiếc kẹp, tôi đã sẵn sàng cho buổi tình nguyện dọn rác…

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên