Phóng to |
Đài truyền hình quốc gia RAI quyết định “ngưng chơi” với cuộc thi hoa hậu Ý - Ảnh: AP |
Phóng to |
Sophia Loren - một trong những người đẹp bước ra từ cuộc thi hoa hậu Ý (năm 1947) thành danh tại Hollywood - Ảnh: ABC News |
Ra đời từ năm 1939 và bắt đầu được phát sóng trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia RAI từ năm 1987, Miss Italy được xem như “một phần văn hóa và lịch sử Ý”.
Cuộc thi trở thành bệ phóng cho nhiều người đẹp, trong đó có ngôi sao Sophia Loren, tiến vào làng giải trí Ý nói riêng và Hollywood nói chung.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Miss Italy là chủ đề một cuộc tranh cãi lớn rằng liệu đây là cuộc thi vô hại để vinh danh vẻ đẹp của phái nữ, hay chỉ là sự kiện trá hình nhằm tuyển chọn dàn “chân dài” cho các bữa tiệc của cựu thủ tướng kiêm ông trùm truyền thông Ý Silvio Berlusconi.
Theo Reuters, Anna Maria Tarantola - giám đốc mới của RAI - chính là người đưa ra quyết định ngưng đồng hành cùng đấu trường sắc đẹp này vì cho rằng cuộc thi hoa hậu nêu một “tấm gương tiêu cực”.
Động thái này hiện đang được đông đảo công chúng, gồm cả Hiệp hội Khán giả Công giáo, Chủ tịch Hạ viện Ý Laura Boldrini hay đạo diễn Roberta Torre ủng hộ.
Bà Laura Boldrini cho hay quyết định của RAI là “một lựa chọn văn minh và hiện đại”, nhằm khép lại kỷ nguyên cũ của truyền hình Ý - nơi “khét tiếng” nhờ những trò chơi truyền hình ngớ ngẩn gắn liền với hình ảnh các cô gái trẻ ăn mặc thiếu vải.
“Từ trước tới nay chỉ có 2% phụ nữ xuất hiện trên truyền hình Ý nêu lên chính kiến của mình trong khi số còn lại thường “tắt tiếng” và thường xuyên cởi đồ”, bà Boldrini nói.
Tuy nhiên, quyết định của RAI và cả những lời bình luận của bà Laura cũng đang gây ra những phản ứng trái chiều.
“Tất cả điều này có vẻ khó tin với tôi... Cuộc thi của chúng tôi là một phần của lịch sử Ý và không phải là ngẫu nhiên mà nhiều cựu hoa hậu làm việc cho RAI - nơi họ không bao giờ “tắt tiếng” hay khỏa thân” - Patrizia Mirigliani, nhà tổ chức cuộc thi Miss Italy, nói.
Trong khi đó, Tania Zamparo, Hoa hậu Ý năm 2000, cho biết: “Bà Boldrini đã thể hiện sự thiếu tôn trọng với hàng ngàn cô gái đã tham gia cuộc thi từ năm 1939 đến nay".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận