Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TP.HCM hiện có hơn 21.000 căn nhà ven kênh rạch. Rất nhiều trong số đó là những căn nhà tạm bợ, chật chội và nhếch nhác. Người dân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và mong muốn có nơi ở mới để an cư.
Đi sâu vào con hẻm 263 đường Nguyễn Duy, quận 8 là dãy nhà mái tôn xập xệ, được cất dựng trên bờ kênh Đôi. Đã hơn 20 năm qua, gia đình ông Ngô Văn Sơn sinh sống tại đây, trong ngôi nhà hẹp với diện tích 25m2.
Căn nhà hiện tại của gia đình ông Sơn được dựng tạm bợ bằng những cây gỗ nhỏ, mái tôn cũ, mục.
“Trong căn nhà chật hẹp, các con tôi chia nhau không gian sinh hoạt. Buổi sáng, con gái lớn của tôi đi làm khi đứa em còn chưa dậy. Đến tối, thằng út chạy xe ôm, trả lại không gian sinh hoạt cho chị nó”, ông Sơn tâm sự.
Cách đó không xa, căn nhà tập thể (số 239 Nguyễn Duy, quận 8) của ông Huỳnh Văn Đức từng là nơi sinh sống của hơn 10 người. Căn nhà “siêu chật” của ông chỉ 20m2, việc đi lại, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình ông gặp nhiều khó khăn.
Ông Đức vẫn chưa hết buồn vì người con trai lớn đã chuyển sang ở trọ vì không chịu được không gian sinh hoạt chật hẹp tại nhà. Rồi những người thân khác trong gia đình ông Đức cũng lần lượt chuyển ra ngoài sống.
“Các gia đình khác cũng chuyển đi nơi khác sinh sống. Nhiều năm trước, ở đây có hàng chục hộ dân, bây giờ chỉ còn vài hộ. Điều kiện sống khó khăn, xóm nhà này chắc sẽ ngày càng hoang vắng vì không còn nhiều người ở”, ông Đức trầm ngâm nói.
Gần đó là khu nhà bà Châu Kim Anh (số 243 Nguyễn Duy, quận 8) có ba hộ ở liền kề, gồm gia đình bà Anh và gia đình hai chị em của bà, tổng cộng 11 người. Gọi là khu nhà nhưng thật sự diện tích chưa đến 100m2, nơi cả ba gia đình cùng nhau chia ra để sinh hoạt.
“Mọi việc đều rất bất tiện, phải chen chúc nhau khi sinh hoạt. Những căn gác ở đây vừa là nơi ngủ nghỉ của nhiều người, vừa là nơi để vật dụng”, bà Kim Anh nói.
Để đi lại trong khu nhà, các thành viên phải luồn lách qua con hẻm rộng chưa tới 1m, nơi có những mảng tôn cũ kỹ nhô ra, dựng san sát nhau, dễ gây thương tích nếu có chút sơ ý.
Tại con rạch Xuyên Tâm, gia đình bà Dương Thị Mỹ Chi sống trong căn nhà thuê tạm bợ ven rạch, chưa đến 20m2. Mới về ở, bà còn chưa kịp làm quen với cuộc sống trong căn nhà trọ mới thì đã phải lo đi tìm nơi ở khác. Chủ nhà thông báo lấy lại để tháo dỡ, trước khi bàn giao lại cho cơ quan chức năng nạo vét, cải tạo kênh.
“Khó khăn lắm tôi mới tìm được một căn nhà có giá thuê hợp lý. Cả gia đình dọn vào chưa đầy 1 tháng mà giờ phải tìm nơi ở mới. Bây giờ rất khó để tìm được một nơi ở vừa an toàn, vừa có giá thuê hợp lý, 3 triệu đồng/tháng như vầy”, bà Chi bộc bạch.
Những tháng mùa mưa này, gia đình ông Sơn (quận 8) sống trong cảnh “chạy mưa, tránh triều cường”. Nhiều năm ông chưa sửa nhà nên mái tôn đã thấm dột.
Mưa lớn hay triều cường dâng cao thì nền nhà ngập nặng, các thành viên trong gia đình gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không ít lần, gia đình ông phải đi ở nhờ nhà người quen lúc mưa to gió lớn.
“Mùa mưa thì ngập nặng. Mùa nắng, nước kênh Đôi cạn đi, chúng tôi lại có nỗi lo khác. Đó là mùi hôi thối bốc lên từ dòng nước kênh Đôi đen kịt, ban ngày nhiều ruồi, ban đêm lắm muỗi”, ông Sơn buồn kể.
Vài năm trước, con gái lớn của ông đã rơi xuống kênh vào giữa đêm do trượt ngã. May mắn được phát hiện và cứu kịp thời.
Chuyển đến nơi ở khác có điều kiện sống tốt và an toàn hơn là niềm mong mỏi của nhiều người dân sống ven kênh rạch ở TP.HCM.
Tuy nhiên, theo tâm sự của bà Chung Thị Kim Thủy (hẻm 411, đường Nguyễn Duy, phường 9, quận 8), mong muốn là một chuyện nhưng chuyện được đi khỏi nơi này hay không thì không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Căn nhà vỏn vẹn 15m2 của gia đình bà Thủy nằm ven kênh Đôi, là nơi sinh sống của bà và ba người con.
Chồng bà đã mất vì bệnh tiểu đường. Bản thân bà Thủy cũng đang điều trị cùng lúc ba căn bệnh khác nhau.
Bà Thủy phải dùng đến cụm từ “xếp như cá mòi” để miêu tả về chỗ ngủ của bà và ba người con. Mọi vật dụng phải treo chi chít trên vách để dành phần diện tích sàn làm chỗ ngủ.
Bà Thủy cho biết căn nhà là tài sản của cha mẹ để lại. Đây cũng là nơi bà Thủy sống từ thời thơ ấu, có quá nhiều kỷ niệm đối với bà.
“Nếu căn nhà quá xuống cấp, rất có thể chúng tôi sẽ rời đi để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vấn đề là đến đâu để có thể an cư, và tốn bao nhiêu tiền cho việc chuyển nhà, rồi làm nghề gì để sống… là điều tôi rất trăn trở”, bà Thủy tâm sự.
Tại con hẻm 43/35A, đường Bùi Đình Túy, phường 12, quận Bình Thạnh, bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ đang sửa soạn đồ để lên Bệnh viện Quân y 175 điều trị căn bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Căn bệnh đã đeo bám bà suốt 6 năm qua. Chồng bà - ông Hà Quang Huấn - là thương binh. Cả hai gặp nhau tại chiến trường biên giới Tây Nam và kết hôn vào năm 1982.
Sau nhiều năm dành dụm tích góp, hai vợ chồng mua căn nhà từ một người quen. Căn nhà có diện tích 40m2, trong đó có 28m2 lấn xuống bờ rạch Xuyên Tâm.
Hơn 20 năm sống ven rạch, ông bà phải thường xuyên đóng kín cửa vì mùi hôi bốc lên từ con kênh đầy rác. Ông bà thường đốt trầm hương trong nhà để khử bớt mùi hôi.
Hơn 1 tháng trước, gia đình ông Huấn đã ký giấy di dời, sau khi đồng ý phương án bồi thường.
“Con tôi mất vì ung thư máu năm 16 tuổi. Căn nhà chính là nơi giúp tôi nhớ về những năm tháng con còn sống. Đó là điều luyến tiếc khi chúng tôi phải rời khỏi căn nhà yêu thương này”, ông Huấn ngậm ngùi.
Cũng theo ông Huấn, dù cảm xúc là như vậy, nhưng suy cho cùng đó cũng là những tháng ngày quá khứ. Ông và vợ quyết định di dời đi nơi khác vì mong muốn các con, cháu có nơi sống tốt hơn.
Đi sâu vào những xóm nhà "siêu chật" ven kênh Đôi hay rạch Xuyên Tâm, chúng tôi chứng kiến nhiều gia đình với những hoàn cảnh khác nhau.
Nhiều căn nhà lụp xụp, ven kênh rạch ở TP.HCM
Trò chuyện với chúng tôi, họ mong ước được bố trí tái định cư ở chỗ mới, có không gian sống tốt hơn, đảm bảo điều kiện sinh kế…, ổn định cuộc sống lâu dài.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận