TTCT - Các hoạt động đầu nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Hội đồng EU của Thủ tướng Hungary Orban đang có dấu hiệu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" với chính sách lâu nay của Brussels. Ảnh: Visegrad InsightsThậm chí theo lời Chủ tịch EU Ursula von de Leyen hôm 5-7, ông Orban đang "phá hoại sự thống nhất của EU".Vừa nhậm chức chủ tịch hôm 1-7, ngày 5-7, ông Orban đã bất ngờ tới Kiev hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, kêu gọi Kiev ngừng bắn để bắt đầu nỗ lực thương lượng nhằm chấm dứt chiến tranh với Nga. (Theo kế hoạch hòa bình 10 điểm của ông Zelensky, quân đội Kiev sẽ không xuống thang nếu Nga còn chiếm đóng các lãnh thổ Ukraine).Hòa bình 3.0Tiếp đó, ông Orban bay tới Matxcơva gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo tờ Vedomosti (Nga), trong cuộc gặp kín kéo dài ba giờ, ông Orban muốn biết ba điều: (1) các sáng kiến hòa bình hiện có; (2) điều gì nên được ưu tiên - ngừng bắn hay đàm phán hòa bình; và (3) tầm nhìn về châu Âu hậu chiến.Mối quan tâm của ông Orban đã được ông Putin đáp ứng. Sau cuộc gặp, ông Putin nói các điều kiện hòa bình của Nga vẫn không thay đổi kể từ bài phát biểu của ông tại Bộ Ngoại giao Nga ngày 14-6: Quân Ukraine phải rút khỏi biên giới hành chính của các khu vực Donbass, Zaporozhye và Kherson "đã trở thành một phần của Nga vào tháng 9-2022".Ông Putin gọi các cuộc đàm phán với phía Hungary là "kịp thời và hữu ích", và phía Nga bày tỏ ngưỡng mộ ông Orban vì nỗ lực nối lại đối thoại, xác nhận rằng "cuộc trò chuyện (với ông Orban) đã chuyển sang những nguyên tắc khả thi cho cấu trúc an ninh tương lai ở châu Âu".Các hoat động ngoại giao này của tân chủ tịch luân phiên Hội đồng EU khiến Brussels bất bình. Cao ủy viên đối ngoại EU sắp mãn nhiệm Josep Borrell nhấn mạnh cuộc gặp Hungary - Nga là song phương, bởi "ông Orban không nhận được sự ủy nhiệm của Brussels". Ông Orban thì trần tình trên tờ báo Thụy Sĩ Die Weltwoche 6-7: "Họ chỉ trích tôi, gọi tôi là bạn của Putin, nhưng trước hết tôi là bạn của người Hungary, thứ hai, tôi là bạn của hòa bình. Điều này rất quan trọng: tôi là bạn của hòa bình. Lý do tôi đàm phán với Putin là vì tôi đang cố gắng tìm con đường ngắn và nhanh nhất dẫn đến hòa bình và chấm dứt cuộc chiến".Cũng trong tuần đầu nhậm chức chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, ông Orban đã bay tới Shusha, Azerbaijan hôm 7-7, nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các nước Tổ chức các quốc gia nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (bao gồm Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Turkmenistan, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Cyrpus (không được công nhận) và Hungary trong tư cách quan sát viên).Dù chuyến đi tới Shusha đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng những tuyên bố và mối quan hệ mới của ông một lần nữa gây bất bình từ phía lãnh đạo EU. "Viktor Orban không nhận được ủy quyền từ Hội đồng EU để đại diện khối tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức các quốc gia nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ", ông Borrell viết trên mạng xã hội X. Dễ hiểu sự khó chịu của EU khi ở Shusha, ông Orban một lần nữa đưa ra quan điểm trái ngược với Brussels khi đề cập đến chủ đề xung đột ở Ukraine.Trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO thường niên tổ chức tuần này (khai mạc 9-7-2024) tại Washington, ông Orban tiếp tục bày tỏ thái độ "nổi loạn" bằng bài viết trên tuần san Newsweek của Mỹ. Theo đó, NATO hiện đã chuyển từ phòng thủ sang tấn công, không tương ứng với các nhiệm vụ đã tuyên bố ban đầu. "Ngày nay…, đối đầu ngày càng trở nên rõ ràng với… việc chuẩn bị cho hoạt động khả dĩ của NATO ở Ukraine, và thậm chí cả những tuyên bố cấp cao rằng quân đội NATO đã áp sát mặt trận Ukraine", Thủ tướng Hungary lưu ý.Cơn đau đầu của Brussels có vẻ còn tiếp diễn, bởi trong trả lời phỏng vấn Die Weltwoche, ông Orban hứa hẹn những "cuộc gặp gỡ bất ngờ" mới, tiếp tục diễn ra trong tuần thứ hai của nhiệm kỳ luân phiên 6 tháng. Ông Orban và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: ReutersNói là làm, ông đã có mặt ở Trung Quốc vào ngày 7-7 và trong họp báo chung sau đó với Chủ tịch Tập Cận Bình của nước chủ nhà, ông Tập đã kêu gọi các cường quốc trên thế giới giúp Nga và Ukraine "nối lại đối thoại và đàm phán trực tiếp". Ông Orban thì ca ngợi "các sáng kiến có tính xây dựng và quan trọng" của Trung Quốc về hòa bình, và gọi Bắc Kinh là "lực lượng giúp ổn định trong biến động toàn cầu", theo Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV.Ông Orban viết trên Facebook phía dưới hình ảnh ông đang bắt tay ông Tập: Kết cục của cuộc chiến Nga - Ukraine "phụ thuộc vào quyết định của ba cường quốc: Mỹ, EU và Trung Quốc". Những chuyến ngoại giao con thoi này cũng được ông Orban gọi là "sứ mệnh hòa bình 3.0". "Số lượng các nước có thể trao đổi với cả hai phía tham chiến đang suy giảm - ông Orban nhận xét - Hungary đang dần trở thành quốc gia duy nhất ở châu Âu có thể nói chuyện với tất cả các nước".Sóng ngầm EUTrước đó, ở hội nghị thượng đỉnh EU kết thúc vào tối 28-6, chủ đề Ukraine cũng đã được thảo luận đầu tiên. (Ông Zelensky tới Brussels tham dự với tư cách khách mời đặc biệt). Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong các thảo luận là vấn đề gay cấn ba vị trí hàng đầu của Ủy ban châu Âu (EC, cơ quan hành pháp của EU), vốn được sáu lãnh đạo EU đề cử với sự thuận tình ngầm của đa số còn lại.Người đứng đầu EC hiện tại, bà von der Leyen, đại diện cho Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) lớn nhất trong Nghị viện châu Âu (EP), đã được đề xuất tái cử nhiệm kỳ thứ hai. Cựu thủ tướng Bồ Đào Nha António Costo được đề xuất làm chủ tịch Hội đồng châu Âu (cơ quan chính trị của EU) thay thế ông Charles Michel. Phụ trách đối ngoại dự kiến sẽ là nhân vật theo chủ nghĩa ôn hòa Kaja Kallas, thủ tướng Estonia.Cơ cấu chức vụ của bộ ba này đã bị một bộ ba khác phản ứng kịch liệt: Ý, Hungary và Cộng hòa Czech. Vấn đề ở chỗ: những phác thảo cuối cùng của thỏa thuận đã được phê duyệt vào 18-6 tại cuộc gặp giữa đại diện ba lực lượng đồng minh trong EP: Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và người đồng cấp Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis (đại diện EPP), hai thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Đức Olaf Scholz, thay mặt những người theo phe xã hội trong EP và các nhà đàm phán từ nhóm trung dung "Đổi mới" (Renew) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng sắp mãn nhiệm Hà Lan kiêm tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte dẫn đầu.Ba phe EPP, Xã hội và Đổi mới vốn đã hoạt động trong một liên minh của EP khóa trước, nhận được 55% ủy nhiệm trong nghị viện 720 ghế và do đó có quyền lựa chọn 3 lãnh đạo tương lai của EU. Tuy nhiên, sau khi phe cực hữu, những người theo chủ nghĩa cải cách và bảo thủ châu Âu (ECR) vươn lên vị trí thứ ba sau cuộc bầu cử EP mới rồi, người đứng đầu phe này, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, muốn thể hiện kết quả này trong cơ cấu lãnh đạo mới của EU.Bà von der Leyen tái cử Chủ tịch EC. Ảnh: EuronewsBà Meloni cũng lớn tiếng nhất trong "bộ ba chống đối". Ngày 26-6, phát biểu tại Quốc hội Ý, bà Meloni tuyên bố: "Có những người cho rằng công dân (EU) không đủ khôn ngoan để đưa ra quyết định và chế độ đầu sỏ là hình thức dân chủ duy nhất được chấp nhận...", và hứa rằng sẽ đấu tranh. Tối 27-6, bà đã bỏ phiếu trắng cho nhiệm kỳ thứ hai của bà von der Leyen và bỏ phiếu chống cho hai ứng viên kia.Tương tự, ông Orban cũng tỏ ra thất vọng: "Họ không quan tâm đến thực tế. Chúng ta không nên ngây thơ: họ sẽ tiếp tục hỗ trợ di cư và rót thêm tiền và vũ khí vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine". Thủ tướng Petr Fiala của Cộng hòa Czech thì viết trên mạng xã hội: "Các quy tắc rất rõ ràng: lợi ích chính trị và địa lý phải được tôn trọng khi đề cử ứng viên vào các vị trí cấp cao trong các tổ chức châu Âu".Với bộ ba này, sự gia tăng ủng hộ dành cho các đảng theo đường lối cứng rắn và cực hữu trong cuộc bầu cử vào tháng 6 là tiền đề cho một cuộc cải tổ rộng rãi EU, bắt đầu từ các chức vụ hàng đầu. Tuy nhiên, sự phản kháng của họ đã không làm thay đổi kết quả chung. Tối 27-6, bằng đa số phiếu, EU đã thông qua các vị trí lãnh đạo như dự tính.■ Chưa bao giờ trong lịch sử EU có một quốc gia giữ chức chủ tịch Hội đồng EU lại có xung đột lợi ích nghiêm trọng với khối như Hungary. Ông Orban từng công khai tấn công các định chế EU, không ít lần chỉ trích các nhà lãnh đạo tổ chức, cáo buộc họ "quan liêu quá mức và thiếu tôn trọng lợi ích quốc gia". Không phải ngẫu nhiên mà Hungary chọn khẩu hiệu "Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại!" trong nhiệm kỳ chủ tịch của mình.Trong khi đó, Tòa án Công lý châu Âu tại Luxembourg gần đây đã ra lệnh cho Hungary phải nộp một khoản tiền phạt 200 triệu euro vì vi phạm luật di cư và tị nạn của châu Âu. Ông Orban coi quyết định này là "thái quá" và không phục tùng. EU cũng đã đóng băng khoản viện trợ tài chính 30 tỉ euro cho Hungary từ tháng 12-2022 vì "nguy cơ tham nhũng" và vì "các tòa án ở Hungary không còn được coi là độc lập". Trong các bài phát biểu và phỏng vấn, ông Orban nhiều lần tuyên bố EU đe dọa chủ quyền của Hungary và gây tổn hại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như nông nghiệp nước này.Không phải ngẫu nhiên mà kênh truyền hình Bỉ RTBF đã bình luận về "tầm nhìn thay thế của Budapest với EU": "Sau nhiệm kỳ chủ tịch của Hungary, bầu không khí một số nơi có nguy cơ thay đổi lớn". Tags: Hội nghị Thượng đỉnhNghị viện châu âuThủ tướng Hungary OrbanEuTổng thống Nga Vladimir Putin
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Bà Tôn Ngọc Hạnh trở thành bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước A LỘC 22/11/2024 Bà Tôn Ngọc Hạnh, 44 tuổi, được điều động, chỉ định làm tân bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và là bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất cả nước hiện nay.
Khám xét nơi ở và làm việc của viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM ĐAN THUẦN 22/11/2024 Ngày 22-11, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM.
Gần 150 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn không phải của binh lính nhà Thanh PHẠM TUẤN 22/11/2024 Ngày 22-11, nhà chức trách cho biết gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn, Hà Nội là của người dân bình thường, được chôn cất ở đây từ 50-70 năm.