TTCT - Cuộc đua tìm thuốc chữa bệnh kéo dài hơn ba thập kỷ, đã có những thành công và mở ra hy vọng cho bệnh nhân và cả xã hội. Ảnh: Shutterstock Song song với việc nâng cao nhận thức về sa sút trí tuệ nói chung, riêng với Alzheimer, ngành y vẫn đang chiến đấu với chứng bệnh này trên nhiều mặt trận: phát hiện sớm, ngăn ngừa và chữa trị. Trong đó, cuộc đua tìm thuốc chữa bệnh kéo dài hơn ba thập kỷ, đã có những thành công và mở ra hy vọng cho bệnh nhân và cả xã hội.Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ, chiếm 60 - 80% các trường hợp. Đây là bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính, phá hủy các tế bào não khiến khả năng nhận thức và trí nhớ suy giảm theo thời gian. Bệnh thường gặp ở người trên 65 tuổi, và cần nhắc lại đây không phải là một phần của lão hóa bình thường, mà là bệnh lý với tổn thương não vĩnh viễn, không thể hồi phục.Người bệnh Alzheimer trải qua nhiều giai đoạn và biểu hiện nặng nề ở giai đoạn cuối: sống vật vờ như những "cái bóng" - không giao tiếp, không cảm xúc, không nhận ra bản thân và người xung quanh, không có hoạt động chủ đích và sống hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. "Nó dần dần cướp đi con người thật của bạn" - giáo sư Donna Wilcock, giám đốc Trung tâm rối loạn thoái hóa thần kinh của Đại học Indiana (Mỹ), cho biết. Họ có thể tử vong do té ngã, chấn thương hoặc bệnh tật do không được phát hiện sớm.Các báo cáo ước tính số người mắc Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác trên toàn cầu vào khoảng 51,62 triệu người, tính tới năm 2019, tăng đến 161% so với năm 1990. Dự báo tới năm 2050 toàn thế giới sẽ có 152,8 triệu người mắc sa sút trí tuệ.Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường, căng thẳng và phiền muộn kéo dài, cholesterol cao, hút thuốc lá, ít giao tiếp xã hội có khả năng thúc đẩy bệnh phát triển.Chủ động tấn côngCa bệnh Alzheimer đầu tiên được bác sĩ Alois Alzheimer (Đức) mô tả vào năm 1906 là một phụ nữ 51 tuổi. Khi tiến hành phân tích não của người bệnh, ông nhận thấy vỏ não đã mỏng đi, vùng não kiểm soát trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng phán đoán và suy nghĩ bị suy giảm nghiêm trọng, không phù hợp với độ tuổi. Các mảng bám hình thành trong tế bào thần kinh và các đám rối được tìm thấy trong các sợi thần kinh. Đó là điều đặc biệt và là cơ sở cho các nghiên cứu khám phá bệnh Alzheimer.Trong não, có một protein gọi là amyloid-beta, có khả năng kết tụ thành mảng lắng đọng (mảng amyloid). Theo thời gian, chúng hình thành ở nhiều vùng não và khi tích tụ đủ lớn có thể chặn tín hiệu, làm chậm hoặc ngừng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh, khiến các tế bào chết đi, dẫn đến suy giảm nhận thức. Đôi khi, chúng còn biến đổi thành biến thể - một phân tử hình vòng gọi là pyroglutamate amyloid beta (pyroglu Aß), chắc chắn hơn, dính hơn và làm tổn thương các tế bào thần kinh ngay cả ở nồng độ rất nhỏ.Ngoài ra, còn có một loại protein gọi là tau. Protein tau được xem như những đường ray song song trong não. Chất dinh dưỡng và các vật chất quan trọng khác được vận chuyển dọc theo con đường này và giúp các tế bào não tồn tại. Trong bệnh Alzheimer, protein tau bị xẹp xuống, xoắn lại và tạo thành những đám sợi rối rắm, ngăn chặn chất dinh dưỡng đến được tế bào não, dẫn đến chết tế bào.Khi các tế bào não thoái hóa và chết, não sẽ co lại đáng kể ở một số vùng và có hình thái như bác sĩ Alois Alzheimer mô tả. Tìm ra cơ chế gây bệnh là nền tảng để tìm ra biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.Chiến lược điều trị bệnh là chẩn đoán sớm và phát triển loại thuốc "tấn công" trực tiếp vào các mảng bám. Trong ba thập kỷ qua, hàng chục loại thuốc thử nghiệm làm giảm mảng bám ở chuột có triệu chứng bệnh Alzheimer, đã không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào về khả năng làm chậm sự suy giảm nhận thức trong các thử nghiệm trên người."Bước tiến nhảy vọt" xảy ra năm 2021, khi Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt Aducanumab - một thuốc kháng thể đơn dòng đầu tiên tấn công mảng bám. Tuy nhiên, loại thuốc này nhanh chóng bị rút khỏi thị trường bởi dữ liệu thử nghiệm cho thấy tác dụng ngăn ngừa suy giảm nhận thức ở mức trung bình thấp. Trong năm 2023, hai loại thuốc tiếp theo được công bố - Lecanemab và Donanemab (do Công ty Eli Lilly có trụ sở tại Mỹ phát triển) - giúp củng cố niềm tin về loại thuốc đạt hiệu quả cao hơn.Kết quả cho thấy Donanemab làm chậm quá trình suy giảm nhận thức tới 35% ở những người mắc bệnh giai đoạn đầu, có sự tích tụ mảng bảm và lượng protein tau từ thấp đến trung bình; so với mức giảm 27% ở người dùng Lecanemab trong thử nghiệm kéo dài 18 tháng. Điều đặc biệt, 47% bệnh nhân dùng Donanemab không tiến triển bệnh sau đó một năm. "Đây là một trong những điều mà bệnh nhân và gia đình cho là quan trọng đối với họ - giữ nguyên phong độ lâu hơn để tiếp tục làm những gì họ thích" - Mark Mintun, người đứng đầu nghiên cứu và phát triển khoa học thần kinh tại Eli Lilly, cho biết.Tuy nhiên, rủi ro được ghi nhận khi tiến hành chụp MRI sọ não là phù não và xuất huyết nào. Trong nhóm sử dụng Donanemab cho thấy 24% bị phù não và 31% bị xuất huyết não, song hầu hết là ở mức độ nhẹ với các biểu hiện đau đầu, buồn nôn… và thường tự hết sau vài tháng. Chỉ có khoảng 6% trường hợp bị phù não và 1% xuất huyết não có triệu chứng, so với 12,6% người bị phù não và 17,3% bị xuất huyết não khi dùng Lecanemab. Nguyên nhân cần tiếp tục được nghiên cứu, bởi lẽ thử nghiệm tiến hành trên những người cao tuổi, mắc nhiều bệnh đi kèm có thể che lấp nguyên nhân thực sự. Tuy vậy, lợi ích mà thuốc mang lại vẫn vượt trội so với rủi ro này.Cuộc chiến tiếp theoMột vấn đề đặt ra là cả hai loại thuốc trên đạt hiệu quả tốt hơn khi điều trị bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện suy giảm nhận thức nhưng kết quả xét nghiệm có mảng bám, vẫn chưa chứng minh được hiệu quả. Do vậy, thử nghiệm giai đoạn tiếp theo đánh giá tác động của hai thuốc trên ở những đối tượng này đang được tiến hành và lên kế hoạch kéo dài đến năm 2027.Mặt khác, các nhà nghiên cứu tiếp tục "cải tiến" thuốc, không cần phải truyền mà có thể tiêm tĩnh mạch tại phòng khám hoặc ở nhà với sự giúp đỡ của người chăm sóc đã được đào tạo. Ví dụ, Công ty Eli Lilly đang phát triển một loại kháng thể đơn dòng gọi là remternetug mà trong các thử nghiệm ban đầu cho thấy có hiệu quả chống lại mảng bám và có thể dễ dàng tiêm dưới da như tiêm phòng cúm.Ảnh: New ScientistMột số công ty khác lại theo đuổi liệu pháp miễn dịch tích cực bằng cách tạo ra vắc xin beta amyloid an toàn hơn mà một ngày nào đó có thể được triển khai để ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi xét nghiệm máu thay thế phương pháp quét não tốn kém để phát hiện sớm bệnh Alzheimer.Sự xuất hiện đột phá của các phương pháp điều trị hiệu quả đã mang lại sức sống mới cho cả bệnh nhân, xã hội và cộng đồng nghiên cứu. Chúng mở ra một thập kỷ nghiên cứu sôi nổi và các nhà khoa học đang tập trung vào những cách mới, tốt hơn, hiệu quả hơn để "đánh bay" mảng bám. "Bệnh nhân và gia đình đã mất rất nhiều hy vọng và điều này đã khôi phục lại niềm hy vọng đó. Tôi thực sự tin rằng đây là bước khởi đầu cho việc điều trị căn bệnh này thành công" - giáo sư Donna Wilcock hào hứng nói với tạp chí Scientific American. Ước tính gánh nặng kinh tế toàn cầu do căn bệnh này gây ra trong năm 2019 là khoảng 2.000 tỉ USD. Đến năm 2050, sẽ tăng mạnh lên khoảng 10.000 tỉ USD và có thể lên tới 13.500 tỉ USD. Để so sánh, GDP thế giới được dự đoán là 228.000 tỉ USD (đã điều chỉnh lạm phát) vào năm 2050. Một trong những yếu tố dẫn đến đột phá trong việc tìm cách chữa Alzheimer là nhờ chẩn đoán bệnh tốt hơn, dựa vào chụp cắt lớp phóng xạ positrom (quét PET não). Khi thu thập kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện khoảng 30% số người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer dựa trên đánh giá nhận thức, không có mảng bám amyloid cao, nghĩa là họ mắc một loại bệnh mất trí nhớ khác. Do đó, một số loại thuốc giảm mảng bám đã thất bại trong các thử nghiệm trước đó. Mặt khác, dữ liệu chụp PET đã chứng minh những người không có triệu chứng lâm sàng đôi khi có mức độ mảng bám cao và thường phát triển bệnh sớm. Với việc quét PET, có thể phát hiện mảng bám ở giai đoạn đầu của bệnh, giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Hơn nữa, nó có thể nhanh chóng tiết lộ liệu một loại thuốc thử nghiệm có thực sự hiệu quả hay không, giúp dễ dàng tập trung vào các loại thuốc có cơ hội phát huy tác dụng tốt nhất. Tags: Nâng cao nhận thứcSa sút trí tuệBệnh AlzheimerTổn thương não
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.