TTCT - Từ chỗ chữ nọ nối tiếp chữ kia, không khoảng trắng, không dấu câu, văn bản của loài người đã dần chỉn chu hơn, để rồi nhân loại lại đâm ra cãi nhau về chính những ký hiệu, nguyên tắc từng giúp việc đọc dễ thở hơn theo đúng nghĩa đen. Ảnh: Unravelling MagazineChữ viết ban đầu của loài người chẳng có dấu câu gì sất, thậm chí không có cả khoảng trắng giữa các từ. Các sử gia tin rằng thời đó người ta phải đọc to văn bản lên thay vì đọc thầm, và chuyện ngưng ngắt để phân biệt câu cú, mệnh đề trong chuỗi từ ngữ viết liền tù tì đó là nhiệm vụ của người đọc. Đến thế kỷ 3 TCN, Aristophanes xứ Byzantium - một thủ thư ở đại thư viện Alexandria - nghĩ ra cách để giúp người đọc đỡ vất vả bằng cách thêm dấu chấm vào những chỗ cần dừng lại hoặc lấy hơi. Tùy độ cao thấp khi đặt dấu chấm mà chúng có mục đích khác nhau: chấm cao (˙) nghĩa là câu đã hoàn chỉnh; chấm giữa (•) là dừng lại nghỉ; và chấm dưới (.) là ý diễn đạt chưa hết. Theo thời gian, chúng sẽ thành dấu chấm hết, phẩy và hai chấm.Hơn 2.000 năm sau, những dấu chấm câu này, cùng với chấm than, chấm hỏi, chấm phẩy, ngoặc kép... vẫn được dùng trong hầu hết ngôn ngữ, nhưng đâu đó đã có những biến đổi, mà Simon Horobin, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Anh tại Đại học Oxford, gọi là "cuộc chiến ngôn từ". Trong cuộc chiến đó, "dấu phẩy đang biến mất, dấu chấm đã chấm hết, và dấu chấm phẩy [giờ dùng để thể hiện] nháy mắt", ông viết trên The Guardian. Trong khi đó, vẫn theo Horobin, vai trò của dấu chấm than vẫn còn nguyên vẹn, nhưng số phận của dấu nháy đơn (') có vẻ đặc biệt ảm đạm.Vì sao dấu phẩy đang biến mất? Ngay từ đầu, dấu câu này sinh ra để nghỉ lấy hơi chứ không đóng góp vào ngữ pháp. Người ta vì thế cho rằng xài hay không xài là tùy, chả sao cả. Có người phẩy vô tội vạ, có nhà văn thích viết cả quyển sách chẳng phẩy lấy một lần. Lynne Murphy, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học Sussex, đã nghiên cứu và phát hiện dân Anh thường bỏ dấu phẩy nhiều hơn người Mỹ. Chẳng hạn, khi viết năm, ví dụ "Vào năm 1914", người Mỹ sẽ phẩy một cái rồi nói tiếp, còn người Anh thì không. Đó là với các văn bản chính thức. Trên mạng xã hội, Murphy cũng phát hiện tương tự: bạn bè người Anh thường nhắn "Chúc mừng sinh nhật Lynne", còn người Mỹ thích viết "Chúc mừng sinh nhật, Lynne" hơn.Ảnh: historyextra.comDấu chấm cũng đang biến mất. Những ứng dụng chat, nhắn tin tức thời đã đặt dấu chấm hết cho dấu chấm hết - một câu sẽ kết thúc khi ta bấm gửi, cần gì chấm nữa? Giờ thì ai chấm sau mỗi tin nhắn mới là "có vấn đề", cụ thể là "có ý thiếu thành thật", theo nghiên cứu năm 2015 của Đại học Binghamton. Đề tài này vẫn còn được nghiên cứu tiếp, và năm 2020, theo các chuyên gia ngôn ngữ, Gen Z xem việc chấm cuối tin nhắn là mang tính đe dọa, có dấu hiệu thù địch.Dấu chấm than có vẻ "may mắn" hơn cả - không ai đòi xóa sổ chúng, mà trái lại, người ta ngày càng dùng chúng nhiều hơn, để nó biểu thị nhiều cảm xúc hơn vai trò ban đầu là cảm thán. "Ngày nay, chúng ta [dùng chấm than] khi đưa ra lời chào và bày tỏ sự cảm ơn, thách thức quan điểm đối nghịch, xoa dịu một cuộc tranh cãi, hoặc nhấn mạnh một lời xin lỗi" - Horobin viết. Nhưng cũng vì biểu đạt được nhiều ý như vậy mà dấu câu này khiến người ta bối rối. Chẳng hạn có ai nhắn "Bài này hay quá!" thì Horobin không biết là khen thật hay đểu. May mà thời nay có cách thể hiện "nói vậy mà không phải vậy" rõ ràng hơn: emoji, cụ thể là biểu tượng mặt cười lật ngược.Emoji, bằng cách nào đó, đã thay thế dấu chấm cuối câu. Nó là manh mối cuối cùng và quan trọng để người tiếp nhận thông tin nắm được sắc thái của câu đang được nói. Khổ thay cho người có tuổi một chút, hết bị phàn nàn chấm câu, chừng đổi sang emoji cũng bị lũ trẻ chê cười. Một số emoji người trẻ khuyến khích các anh các chú nên tránh: mặt cười truyền thống - một là bạn quá già, hai là điều này có nghĩa bạn không thoải mái với cuộc trò chuyện; ngón tay cái (like) - thô lỗ và thù địch. Những cái này còn rắc rối và gây hiểu lầm hơn chuyện sau dấu hai chấm thì nên viết hoa hay không viết hoa. Người ta đặc biệt cãi nhau về tính cần thiết của dấu phẩy liệt kê - còn gọi là dấu phẩy Oxford, đứng trước từ và/hoặc khi kể danh sách từ 3 thứ trở lên. Dấu phẩy liệt kê có khi làm câu rõ nghĩa, nhưng cũng có khi chính nó khiến câu mơ hồ. "Tom nhớ các chị gái, Kate và Emma" là một câu rất ổn, nhưng thêm dấu phẩy Oxford vào - "Tom nhớ các chị gái, Kate, và Emma", người ta sẽ băn khoăn không rõ Tom nhớ tổng cộng bao nhiêu người. Tóm lại, như June Casagrande, tác giả quyển Niềm vui của cú pháp: Hướng dẫn đơn giản về tất cả quy tắc ngữ pháp mà bạn nên biết, kết luận: dấu phẩy liệt kê cũng hay, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tags: Chữ viếtDấu câuLịch sửChấm câuTranh luậnVăn bản
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh âm mưu kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?