TTCT - Dòng tít giật gân trên Wired ngày 26-8 thật ra hoàn toàn dựa trên khoa học. Số ca nhiễm nấm đang gia tăng trên toàn thế giới nhưng ngành y tế chưa sẵn sàng. Và biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân. Nấm Aspergillus fumigatus. Loại nấm này có thể gây ra một số rối loạn ở những người bị suy giảm chức năng miễn dịch hoặc các bệnh về phổi. Ảnh: Getty ImagesNấm (fungus) có mặt ở khắp nơi trong môi trường: trong không khí, đất, lá mục, da và cả trong ruột chúng ta. Mặc dù nhỏ bé li ti, nấm góp phần gây ra khoảng 1,5 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Khi thế giới ấm hơn do biến đổi khí hậu, nấm đang thích nghi với nhiệt độ cao hơn, cho phép các mầm bệnh nấm xâm nhập vào con người, nơi mà trước đây chúng không làm được. Điều trị nhiễm nấm ở người cực kỳ khó vì tế bào nấm có cấu trúc tương tự tế bào động vật. Nhiều loại thuốc có khả năng chống nấm nhưng không thể sử dụng vì chúng có thể gây hại cho tế bào con người.Nấm di cưNăm 2016, các bệnh viện ở bang New York ghi nhận các trường hợp nhiễm trùng hiếm và nguy hiểm chưa từng xuất hiện ở Mỹ. Các cơ sở xét nghiệm nhanh chóng được huy động để kiểm tra bệnh phẩm. Kết quả, các chuyên gia xác định loại nấm Candida auris, đã có mặt ở Mỹ ít nhất từ năm 2013 là nguyên nhân. Từ đó đến nay, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nấm Candida auris lan ra nhiều bang ở Mỹ với tổng số ca bệnh lên hơn 10.000 trường hợp.Nấm Candida auris gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng máu, vết thương và đường hô hấp. Theo CDC, ở các bệnh nhân có bệnh lý nền tại Mỹ, tỉ lệ tử vong do loại nấm này ước tính là từ 30% đến 60%. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp loại nấm này vào "nhóm nguy cấp" do khả năng gây bệnh nguy hiểm và sự phổ biến của nó.Nhưng không chỉ có nấm Candida auris. Mầm bệnh nấm đang hiện diện ở những lãnh thổ mới và các mầm bệnh nấm mới đang xuất hiện. Tháng 2-2023, một bác sĩ da liễu New York điều trị cho hai bệnh nhân nữ, 28 tuổi và 47 tuổi, không phải họ hàng, cùng bị hắc lào - một loại bệnh nấm ngoài da bao phủ phần lớn cơ thể. Loại nấm này chưa từng được ghi nhận ở Mỹ và có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Nguồn gốc nhiễm nấm của họ càng khó hiểu. Người phụ nữ lớn tuổi đến Bangladesh vào hè năm 2022 nhưng người trẻ hơn, đang mang thai và chưa đi du lịch nên chắc chắn là đã nhiễm nấm ở địa phương.Tháng 4-2023, bang Michigan có một đợt bùng phát các ca bệnh do nhiễm nấm blastomycosis, gây bệnh phổi với 118 người nhiễm, đa số là nhân viên một nhà máy giấy. Tháng 5-2023, cơ quan y tế Mỹ và Mexico cùng cảnh báo về các trường hợp viêm màng não do nấm Fusarium solani. Hơn 150 bệnh nhân, sử dụng các dịch vụ như hút mỡ ở các cơ sở thẩm mỹ ở Mexico bị bệnh do sản phẩm gây mê nhiễm khuẩn.Mặc dù khác nhau về quy mô, loại mầm bệnh và địa điểm phát hiện, các ví dụ trên cho thấy nấm đang gây bệnh ở những nơi nó vốn không phải là yếu tố nguy cơ. Câu hỏi là: tại sao?Nấm Candida auris. Ảnh: Juan Gaertner/Science SourceTheo các nhà khoa học, có nhiều khả năng góp phần dẫn tới điều này. Con người ngày càng sống lâu hơn nhưng một số mắc các bệnh mãn tính, giảm sức đề kháng khiến họ dễ bị nấm tấn công. Trong lịch sử, do có nhiệt độ cơ thể ấm hơn mức hầu hết các mầm bệnh nấm có thể chịu đựng, con người và các động vật có vú khác được an toàn trước các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiệt độ ấm hơn do biến đổi khí hậu có thể khiến nấm phát triển khả năng sinh tồn ở môi trường ấm, nóng hơn.Điều này giải thích cho sự xuất hiện của nấm Candida auris. Loại nấm men độc hại này được nhận diện lần đầu vào năm 2009 ở một bệnh nhân tại Nhật Bản. Chỉ trong vài năm, nó xuất hiện ở khắp các châu lục. Các phân tích di truyền cho thấy nó không lan từ lục địa này sang lục địa khác mà xuất hiện đồng thời ở các nơi. Nó cũng hoạt động rất khác so với hầu hết các loại nấm men như có khả năng truyền từ người sang người, phát triển trên các bề mặt vô cơ mát mẻ như nhựa và kim loại và thu thập các yếu tố kháng thuốc để tự vệ trước các loại kháng sinh.Khi nấm ưa nóngBác sĩ Arturo Casadevall, chủ tịch khoa vi sinh phân tử và miễn dịch học tại Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho rằng việc nấm thích nghi với nhiệt độ cao có thể là "một khả năng không thể tránh khỏi".Theo ông, nấm Candida auris có thể là mầm bệnh nấm đầu tiên có khả năng thích nghi với nhiệt độ ấm hơn để bành trướng đến những địa bàn mới. Trong hơn một thập niên qua nó đã trở thành vấn đề y tế đáng quan ngại ở hàng chục quốc gia. Cũng trong thời gian đó, các bệnh nhiễm nấm khác cũng tăng. Trong dịch COVID, Ấn Độ và nhiều nước phải điều trị cho hàng chục nghìn trường hợp bị nhiễm nấm mucormycosis, thường được gọi là "nấm đen". Bệnh gây ra các tổn thương ăn từ xoang lan lên xương hàm, ổ mắt, hệ thần kinh… và đặc biệt dễ xảy ra với những người có bệnh nền như đái tháo đường. Ở California, bệnh do nấm coccidioidomycosis (còn gọi là sốt Valley) tăng đến 800% trong giai đoạn từ 2000-2018.Về bệnh do nấm mới, năm 2018 có 4 bệnh nhân, 2 ở Mỹ, 2 ở Canada bị nhiễm một loại vi khuẩn mới, được đặt tên là Emergomyces. Hai trong số họ sau đó tử vong. Cho đến nay, các bác sĩ đã xác định có 5 loài trong chi mới nay đang gây bệnh cho con người, nghiêm trọng nhất là ở châu Phi.Ảnh: New ScientistCác nhà khoa học vẫn chưa hiểu con đường di cư đến vùng đất mới của nấm. Có thể con người tiếp xúc với loại nấm đó ở địa bàn hoạt động chính của nó rồi mang mầm bệnh đi nơi khác. Mầm bệnh nấm cũng đến các khu vực mới qua động vật, dơi, gió và cả khói cháy rừng. Nấm dường như đang thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa ở vùng đất mới. 10 năm trước, nhiều người ở phía đông bang Washington bị bệnh sốt Valley. Phân tích cho thấy mầm bệnh có mặt ở địa phương - một nơi từ lâu được cho là quá lạnh và khô để nấm Coccidioidomycosis có thể tồn tại.Nghiên cứu ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chỉ ra nhiều loại nấm ở đây đã thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Ông Peter Mortimer, chuyên gia nấm học với hơn 13 năm nghiên cứu ở Vân Nam, cho biết: "Có sự thay đổi hoàn toàn trong quá trình trao đổi chất và sinh lý, hình dáng và cấu trúc khiến nấm, chẳng hạn như nấm Mycorrhizal, một loại nấm ăn gỗ và lá vô hại thay đổi và tạo ra các enzyme hoàn toàn khác".Loại nấm này giờ đây có thể tiêu hóa mô của sinh vật sống, kể cả của con người. Ông nhấn mạnh hiện tượng này chưa được các nhà khoa học hiểu đầy đủ nhưng cần cảnh giác.Các nhà nghiên cứu khẳng định xuất hiện nhiều ca bệnh do nấm không phải vì các bệnh viện có khả năng phát hiện bệnh tốt hơn mà vì bệnh do nấm xuất hiện nhiều hơn, có thể do biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu với các hiện tượng phức tạp nổi tiếng là khó chứng minh. Tuy nhiên, giới khoa học đã có thể đưa ra một số bằng chứng để củng cố trực giác của họ rằng nấm đang thích nghi với nhiệt độ cao hơn.Tháng 1-2023, các nhà nghiên cứu của Đại học Duke làm thí nghiệm tăng nhiệt độ (lên đến nhiệt độ cơ thể người) ở khu vực nuôi nấm Cryptococcus deneoformans - nguyên nhân khiến 250.000 người bị viêm màng não mỗi năm. Kết quả, nhiệt độ cao làm tốc độ đột biến của loại nấm này tăng vọt. Khi đó, các yếu tố di động trong bộ gene của nấm, được gọi là transposon, được kích hoạt, cho phép chúng di chuyển trong DNA và ảnh hưởng đến cách điều hòa gene. Tỉ lệ đột biến ở nấm được nuôi ở nhiệt độ cơ thể người cao gấp 5 lần so với mức 30oC. Khi cho nhiễm nấm biến đổi gene vào chuột, tốc độ đột biến còn tăng nhanh hơn nữa. Tăng cường chẩn đoán bệnh do nấmNăm 2022, WHO công bố bảng xếp hạng đầu tiên về các mầm bệnh nấm phổ biến và mức độ gây hại của chúng. Danh sách này gồm 19 loại nấm gây bệnh phổ biến nhất và chia thành ba nhóm dựa trên mức độ gây bệnh nguy hiểm và sự phổ biến của chúng.Nhóm nguy cấp gồm 4 loại nấm: Cryptococcus neoformans, Aspergillus fumigatus, Candida albicans và Candida auris.Nhóm cao gồm một số loại nấm khác từ họ Candida, Mucorales, mucormycosis.Nhóm trung bình gồm 8 loại nấm, trong đó có Coccidioides spp và Cryptococcus gattii gây nhiễm trùng phổi.Các loại nấm được đưa vào danh sách này thường ảnh hưởng đến những bệnh nhân có bệnh nền, người có hệ miễn dịch suy yếu. Những người có nguy cơ nhiễm nấm cao nhất là những người bị ung thư, HIV/AIDS, người ghép tạng, người bệnh hô hấp mãn tính hoặc bệnh lao.WHO cho biết họ không thể ước tính chính xác gánh nặng của bệnh do nấm gây ra với dân số toàn cầu. Một lý do là không có các công cụ chẩn đoán thích hợp nên có trường hợp bị bệnh nhưng không được phát hiện. WHO kêu gọi các chính phủ đối phó với sự đe dọa ngày càng gia tăng của bệnh do nấm và cải thiện khả năng chẩn đoán các bệnh do nấm gây ra, đặc biệt khi chúng đều kháng kháng sinh.Tại Mỹ, nghiên cứu cho thấy bệnh nhân phải đợi từ 2-7 tuần mới có chẩn đoán chính xác. Tại châu Phi, nơi điều kiện y tế kém hơn, gánh nặng về bệnh nấm và số người bị nhiễm nấm lớn hơn nhiều. Hầu hết những người bị nhiễm nấm sống ở nông thôn hoặc khu nghèo đô thị. Do các cơ sở y tế quá tải, thiếu thốn, một số loại thuốc chống nấm được WHO khuyến nghị - như flucytosine - không có sẵn ở hầu hết các nước châu Phi, chưa kể vấn đề nấm kháng thuốc.Năm 2020, Trung Quốc công bố báo cáo "Ước tính rủi ro bệnh do nấm ở người" của nước này dựa trên dữ liệu 70 năm về bệnh nấm ở Trung Quốc. Bài báo kết luận "bệnh nấm là gánh nặng lớn ở Trung Quốc, gây tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng và cần khẩn cấp xây dựng năng lực chẩn đoán và điều trị". Tags: Nhiễm nấm độcNgành y tếBiến đổi khí hậuNhiễm trùng máuĐường hô hấpVấn đề sức khỏeChức năng miễn dịchBệnh nguy hiểmNấmNhiễm nấm
Tin tức thế giới 24-11: Lính Nga đánh ở Ukraine được xóa nợ; Châu Âu sắp cạn dự trữ khí đốt TRẦN PHƯƠNG 24/11/2024 Đạt thỏa thuận các nước giàu trả 300 tỉ USD cho các nước nghèo tại COP29; Ông Trump chọn cựu cố vấn làm bộ trưởng Nông nghiệp.
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường H.MI 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định TUỔI TRẺ ONLINE 24/11/2024 Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối năm?
Man City thua choáng váng 0-4 trước Tottenham HOÀI DƯ 24/11/2024 Rạng sáng 24-11, Man City hứng chịu thất bại gây sốc 0-4 trước Tottenham trên sân nhà ở vòng 12 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).