04/12/2015 07:59 GMT+7

Tiểu phẩm Cúng nút like vào chung kết Sinh viên cười

LÊ TIÊN
LÊ TIÊN

TTO - Năm đội xuất sắc ở vòng bán kết cùng nhau bước vào đêm chung kết cuộc thi “Sinh viên cười 2015” do Truyền hình cáp SCTV tổ chức tại Cung văn hóa Lao Động TP.HCM, đêm 3-12.

Bạn Trần Phương Nam trong tiểu phẩm hài “Tình và tiền” trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM và bạn Trần Thị Thanh Vân vai bà chủ trong Tiểu phẩm hài “Ảo ảo thực thực ganh giới mong manh” của sinh viên trường đại học quốc tế Hồng Bàng nhận giải nam diễn viên và nữ diễn viên xuất sắc - Ảnh: Hữu Khoa
Bạn Trần Phương Nam trong “Tình và tiền” Trường CĐ Kinh tế TP.HCM và bạn Trần Thị Thanh Vân vai bà chủ trong “Ảo ảo thực thực ganh giới mong manh” của sinh viên Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng nhận giải nam - nữ diễn viên xuất sắc - Ảnh: Hữu Khoa

Đặc biệt, các đề tài của cuộc thi được các bạn sinh viên biến tấu rất sát với đời sống như hiện tượng sống ảo, “cúng nút like”, sinh viên sống xa nhà, lấy chồng ngoại quốc nhận nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả.

Đêm chung kết diễn ra với hai phần thi: Cười chút chơi (giới thiệu về trường của mình) và Tài năng (biểu diễn một tiểu phẩm hài). Phần thứ nhất chiếm 30% số điểm và phần hai là trọng tâm quyết định kết quả chung cuộc.

Phần thứ nhất được đánh giá có sự tiến bộ vượt bậc trong cách dàn dựng của các đội chơi. Đặc biệt, đội Vi Diệu (Trường Cao đẳng kinh tế TP.HCM) và đội Vòng tròn (Trường Đại học Văn hóa) có phần hơi nhỉnh hơn các đội khác khi dàn dựng và biểu diễn khá đồng đều, thể hiện rõ đặc trưng trường mình và tiết chế nội dung hợp lí.

Ở phần hai, các tiểu phẩm hòa quyện hài hòa giữa hài và bi, sử dụng linh hoạt các thủ pháp gây cười khác nhau, đặc biệt rất sát với đời sống nên không khí khán phòng luôn sôi nổi.

Tuy nhiên, ban giám khảo cũng góp ý các đội thi có phần lạm dụng việc nam giả nữ trên sân khấu. Đạo diễn, diễn viên Ngọc Trinh chia sẻ, “Mức độ giả nữ của các bạn nam xuất hiện nhiều quá. Không phải chỉ có nam mới duyên dáng mà nữ hoàn toàn có thể duyên như vậy. Cái gì cũng vậy. Nếu các bạn lạm dụng quá sẽ gây nhàm, phản tác dụng.”

Sự nổ lực của các đội thi khiến ban giám khảo gặp khó khăn trong việc xếp hạng.

Chung cuộc, Giải Khuyến khích thuộc về 2 đội, Vòng Tròn và Ngôi Sao Sáng cùng thuộc trường ĐH Văn hóa, Giải Ba thuộc về đội Vi Diệu Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, Giải Nhì thuộc về 2 đội, VHU (ĐH Văn Hiến) và Hồng Bàng (ĐH Quốc tế Hồng Bàng). Cuộc thi năm nay không có giải nhất và có thêm 2 giải cá nhân xuất sắc nhất.

7.	Hai bạn đạt giải cá nhân xuất sắc nhất với tiền thưởng là 5.000.000 đồng - Ảnh: Lê Tiên
Hai bạn đạt giải cá nhân xuất sắc nhất với tiền thưởng là 5.000.000 đồng - Ảnh: Lê Tiên
6.	Giải Nhì
Giải Nhì, giải cao nhất cuộc thi năm nay thuộc về 2 đội, VHU (ĐH Văn Hiến) và Hồng Bàng (ĐH Quốc tế Hồng Bàng) - Ảnh: Lê Tiên
Tiểu phẩm hài “Ảo ảo thực thực ganh giới mong manh” của sinh viên trường đại học quốc tế Hồng Bàng - Ảnh: Hữu Khoa
Tiểu phẩm hài “Ảo ảo thực thực ranh giới mong manh” của sinh viên trường đại học quốc tế Hồng Bàng - Ảnh: Hữu Khoa
Tiểu phẩm “Thưa mẹ! Con đi học” của đội Vòng tròn (Trường ĐH Văn hóa) bị nhắc nhở là lạm dụng việc nam giả nữ nên phản tác dụng - Ảnh: Lê Tiên
Tiểu phẩm “Thưa mẹ! Con đi học” của đội Vòng tròn (Trường ĐH Văn hóa) bị nhắc nhở là lạm dụng việc nam giả nữ nên phản tác dụng - Ảnh: Lê Tiên
Tiết mục tự giới thiệu về mình của đội Ngôi Sao Sáng thuộc  trường đại học Văn Hóa
Tiết mục tự giới thiệu về mình của đội Ngôi Sao Sáng thuộc  trường đại học Văn Hóa, TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa
2.	Tiết mục “Ảo ảo thực thực” đưa hiệu ứng “slow motion”
Tiết mục “Ảo ảo thực thực” đưa hiệu ứng “slow motion”,  hiện tượng “cúng like” vào thu hút sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả - Ảnh: Lê Tiên
LÊ TIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên