Phóng to |
SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, trang 51 (NXB Giáo Dục - 2005) vẫn dùng từ “ngọt sắc” |
Trong đó GS Thuyết viết: “Đoạn văn Trái vải tiến vua được dẫn từ cuốn Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng (NXBKim Đồng, 1999, tr.49; biên tập sách: Nguyễn Quang Lập). Nhà văn viết là “ngọt sắt” chứ không phải “ngọt sắc”. Khi chọn đoạn văn vào SGK, chủ biên, tác giả và biên tập viên đã bàn thảo khá kỹ về từ này...
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học không có các từ ngọt sắc và ngọt sắt. Nhưng đặt trong văn cảnh, có lẽ viết ngọt sắt (sắt có nghĩa là “sắt lại”) phù hợp hơn với cảm nhận “nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”.
Trong lần xuất bản gần đây nhất (năm 2007), NXB Kim Đồng vẫn giữ là ngọt sắt (tr.77-78).
Đem vấn đề này ra trao đổi lại với phía Sở GD-ĐT Tiền Giang, ông Trần Văn Dũng (chuyên viên phòng giáo dục tiểu học, người trực tiếp ra đề thi) cho biết đã kiểm tra kỹ trước khi ra đề này.
Khi ông tra từ điển tiếng Việt trên Google, thì từ “ngọt sắc” có nghĩa là ngọt đến khê cổ, còn “ngọt sắt” thì không tra được. Trong sách từ điển tiếng Việt cũng hoàn toàn không có từ này.
Ông Dũng khẳng định trong SGK tiếng Việt lớp 4-tập 2 ông sử dụng để ra đề chính xác đã dùng từ “ngọt sắc”.
Từ này nằm trong đoạn văn Trái vải tiến vua (Tiếng Việt 4, tập 2, tr.51). Và quyển sách này cũng do tác giả Nguyễn Minh Thuyết làm chủ biên (sách của NXB Giáo Dục - in và nộp lưu chiểu năm 2005).
Bà Trần Thị Quý Mão, phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết sở cũng đã chỉ đạo các phòng giáo dục, yêu cầu các trường lưu ý giáo viên trong quá trình giảng dạy nếu gặp bất kỳ trường hợp sai nào phải báo ngay với bộ phận chuyên môn của sở để kịp thời nghiên cứu sửa chữa, bổ sung. “Trách nhiệm của giáo viên là nhắc cho học sinh và cho các em sửa ngay vào SGK” - bà Mão nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận