TTCT - Các doanh nghiệp vào PRO Việt Nam không phải chỉ để thực thi trách nhiệm của riêng họ hay giao phó cho liên minh đi thu gom, tái chế các sản phẩm của mình... "Dựa trên nguyên tắc đồng kiến tạo giá trị, khi tất cả các thành viên cùng làm việc với mục tiêu tái chế chung thì có thể đạt được kết quả nhanh hơn so với làm việc riêng lẻ từng công ty thành viên" - ông Phạm Phú Ngọc Trai, chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), nói về lợi thế của mô hình liên minh.Ông Phạm Phú Ngọc Trai. Ảnh: QUANG ĐỊNHĐóng góp tích cực cho môi trườngTôi đã dự lễ ra mắt của PRO Việt Nam năm 2019 tại TP.HCM với 9 thành viên sáng lập. Đến nay, ngoài số lượng thành viên tăng, những giá trị nào mà PRO Việt Nam mang lại minh chứng cho mục đích tốt đẹp của liên minh?Để hiện thực hóa khát vọng của mình, PRO Việt Nam hướng đến 3 chiến lược ưu tiên xuyên suốt từ khi thành lập cho đến nay. Thứ nhất, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi người tiêu dùng về sử dụng sản phẩm với bao bì cần phân loại, thu gom và tái chế… Thứ hai, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có. Thứ ba, thúc đẩy các chương trình tái chế của nhà máy xử lý và sản xuất bao bì.Trên các chiến lược ưu tiên đó, chúng tôi hợp tác với Chính phủ ủng hộ và phổ biến bộ nguyên tắc 3R (Reduce - giảm thiểu, Reuse - tái sử dụng và Recycle - tái chế) trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là Recycle - tái chế, tăng vòng đời cho những bao bì sử dụng trong tiêu dùng. Đồng hành với Chính phủ để tuyên truyền thúc đẩy việc triển khai và thực hiện "trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - EPR Extended Producer Responsibility" theo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020.Từ 9 thành viên ngày đầu thành lập, đến nay liên minh đã có 22 thành viên, đều là những doanh nghiệp dẫn đầu trong các ngành hàng như Suntory PepsiCo Vietnam Beverage (SPVB), Tetra Pak, URC, Ajinomoto Vietnam, Coca-Cola, Duy Tan Plastic, Frieslandcampina Vietnam, La Vie, Nestlé Vietnam, Saigon Co.op, Tập đoàn TH, TTC…Các doanh nghiệp tham gia liên minh đều đang hành động cụ thể với mục tiêu vào năm 2030, tất cả bao bì do các thành viên trong liên minh đưa ra tiêu thụ trên thị trường đều được thu gom và tái chế. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm lượng bao bì thải ra môi trường bằng việc thu gom, tái chế cũng như truyền thông đến người tiêu dùng để thu hồi các sản phẩm đã dùng.Liên minh cũng truyền thông, giúp người dân nâng cao nhận thức về 3R. Có những doanh nghiệp đã giảm trọng lượng bao bì như làm chai nước mỏng hơn, dùng nhựa tái chế nhiều hơn, sản phẩm được tái chế và khuyến khích người dân tái sử dụng các sản phẩm, giúp hạn chế rác thải ra môi trường, thúc đẩy hoạt động tái chế ở Việt Nam…Người mua sắm dùng túi tự hủy tại siêu thị. Ảnh: Quang ĐịnhCó một rào cản đối với hoạt động tái chế ở Việt Nam: các sản phẩm tái chế luôn có giá thành cao hơn các sản phẩm khác, trong khi giá cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với thị trường. Liên minh giải bài toán này ra sao?Rất nhiều thương hiệu như Adidas, Nike cũng như các thương hiệu lớn trên thế giới đã dùng nguyên liệu tái chế, thậm chí có sản phẩm đến 75% là nguyên liệu tái chế. Việt Nam cũng có những nơi xử lý sản phẩm tái chế, song chúng ta lại không trực tiếp sản xuất từ nguyên liệu này mà phải xuất khẩu hạt nhựa tái chế, sau đó mới nhập khẩu sản phẩm qua xử lý rồi tiếp tục làm thành cái áo, chiếc quần để xuất khẩu... khiến chi phí đội lên. Về mặt kinh tế, rõ ràng chúng ta còn một chặng đường rất xa về đầu tư công nghệ. Tôi lấy ví dụ, một chai nhựa tái chế sẽ có giá cao hơn nhựa nguyên sinh hơn 20% do cả một quá trình thu gom, phân loại, tái chế… cõng thêm chi phí. Tuy nhiên, ta nên nhìn một cách dài hạn về những giá trị mà hoạt động thu gom mang lại, từ việc dùng bao bì, quy trình thu gom, lực lượng thu gom, đầu tư máy móc công nghệ sẽ mang lại lợi ích cho cả chuỗi giá trị… tác động tích cực tới môi trường. Thật ra nếu không đầu tư cho phát triển bền vững, doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh, mất đơn hàng trong dài hạn khi các quốc gia đều yêu cầu phải tuân thủ các quy định về môi trường. Hành vi tiêu dùng đang dần thay đổi, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường, giá trị về dài hạn sẽ lớn hơn chi phí ban đầu.Doanh nghiệp phải phát triển xanhBên cạnh sự tham gia của doanh nghiệp lớn, việc nâng cao ý thức người tiêu dùng, cộng đồng và các doanh nghiệp khác trong thị trường vẫn đang là thách thức của PRO Việt Nam?Các doanh nghiệp vào PRO Việt Nam không phải chỉ để thực thi trách nhiệm của riêng họ hay giao phó cho liên minh đi thu gom, tái chế các sản phẩm của mình. Định hướng là xa hơn, là nâng cao nhận thức, tạo điều kiện để tái chế nhiều hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.Ví dụ với những quy định bắt buộc, năm nay doanh nghiệp thu gom 20%, vậy 80% còn lại ai gánh, đương nhiên toàn bộ xã hội và thế hệ tương lai, con cháu chúng ta phải gánh. Đa số những doanh nghiệp lớn đã có ý thức, Nhà nước cũng đã có những quy định trách nhiệm bắt buộc của nhà sản xuất đối với môi trường, đối với việc thu gom và tái chế.Bản thân cộng đồng các doanh nghiệp phải hiểu rằng nếu việc sản xuất sản phẩm, kinh doanh bao bì tạo lợi thế cho họ nhưng lại gây bất lợi cho môi trường, cho cộng đồng thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Luật về môi trường đã có, mọi hoạt động của doanh nghiệp được quy định, giám sát bởi luật nhưng chúng tôi sẽ thúc đẩy để việc thực thi bắt buộc và tự nguyện này diễn ra nhanh hơn, thực chất hơn.Tất nhiên mọi thứ đều liên quan đến vấn đề kinh tế. Anh phải tồn tại mới làm tốt được những việc khác, làm quá có khi anh cũng "sụp", cuối cùng chỉ "nhà giàu" mới nhảy vào được thì cũng khó tạo ra giá trị lan tỏa.Thông điệp mà chúng tôi đưa ra là doanh nghiệp cùng làm, cùng hướng đến môi trường và cùng tạo ra năng lực cạnh tranh. Hiện bao bì của các thành viên của liên minh đều có logo của PRO Việt Nam, đây sẽ là bảo chứng cho việc doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, doanh nghiệp sẽ thu gom, tái chế sản phẩm của mình bán ra. Người tiêu dùng vào siêu thị, thấy logo của PRO Việt Nam sẽ yên tâm về trách nhiệm của nhà sản xuất đối với môi trường.Mua rau bọc trong bao bì tự hủy tại một siêu thị ở TP.HCM. Ảnh: Quang ĐịnhMột vấn đề cần nhìn thẳng, là việc giảm phát thải, bảo vệ môi trường đã thành thách thức đối với những quốc gia thiên về xuất khẩu như Việt Nam khi những chính sách bắt buộc, ví dụ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đã ở ngay trước mắt. Nếu không thay đổi nhanh, những ràng buộc về môi trường sẽ trở thành rào cản cho các quốc gia chậm chân?Muốn làm ăn lâu dài thì chúng ta không thể thiên về lợi ích kinh tế mà đi ngược lại lợi ích đối với môi trường cũng như lợi ích xã hội. Hoặc chú tâm đến lợi ích môi trường, xã hội nhưng không đem lại lợi ích kinh tế thì cũng không bền vững. Giai đoạn hiện nay, đây không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng hạ tầng về môi trường bởi mọi doanh nghiệp đều đóng thuế.Đặc biệt, Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong giáo dục ý thức về môi trường cho doanh nghiệp, có các chính sách hỗ trợ để mọi doanh nghiệp đều chấp hành. Chúng ta đã ký rất nhiều hiệp định FTA, Nhà nước cũng muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong cạnh tranh thương mại toàn cầu, do đó sự trợ lực từ Nhà nước là quan trọng. Với những doanh nghiệp mới thành lập, cần định hướng cho họ đi theo hướng xanh, giấy phép xanh với những tiêu chuẩn về môi trường.Hiện có hơn 50% định chế tài chính, ngân hàng trên thế giới đã cam kết tài trợ cho các dự án xanh, trong khi ở Việt Nam chúng ta lại rất ít. Vì vậy, cần định hướng doanh nghiệp đi theo hướng xanh để đáp ứng các tiêu chí xanh. Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư, "dấn thân" vì môi trường, xã hội để mang lại lợi ích bền vững dài lâu. Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ dần thay thế mô hình kinh tế tuyến tính mà một thời gian dài đã làm cạn kiệt tài nguyên, tạo ra các hệ quả rất xấu đối với môi trường, gây thiệt hại to lớn và kéo dài cho nhiều thế hệ mai sau… Thu gom, tái chế hàng chục ngàn tấn bao bìLà đơn vị tiên phong trong việc thực thi trách nhiệm xã hội, môi trường và quản trị (ESG), thời gian qua, PRO Việt Nam đã cùng các thành viên trong liên minh thí điểm xây dựng các mô hình theo hướng tuần hoàn phù hợp với điều kiện thị trường và thói quen tiêu dùng tại Việt Nam.Đồng thời, PRO Việt Nam cũng xây dựng nền tảng cơ bản cho các mô hình thu gom và tái chế bao bì có khả năng nhân rộng, phù hợp với việc thực thi trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất theo Luật Bảo vệ môi trường. Sự tăng cường nhận biết và hiệu quả của PRO Việt Nam được cụ thể hóa bằng thí điểm hơn 13.000 tấn bao bì đã được thu gom và tái chế 2023 (6 loại bao bì chính: bìa giấy, vỏ hộp giấy, nhựa PET, nhựa HDPE, bao bì đơn vật liệu mềm, bao bì đa vật liệu mềm, nhôm) khi EPR, Luật Bảo vệ môi trường chưa có hiệu lực với các loại bao bì trên… Năm 2024 , PRO Việt Nam dự kiến thu gom và tái chế hơn 70.000 tấn bao bì cho các thành viên của PRO Việt Nam khi EPR thực thi. PRO Việt Nam thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện dễ dàng và bền vững hơn. Tuổi Trẻ là đối tác chiến lược về truyền thông với PRO Việt Nam. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Tái chế bao bìTái sử dụngBảo vệ môi trườngNhựa tái chếPRO Việt Nam
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Chi tiết sáp nhập phường của TP.HCM áp dụng từ ngày 1-1-2025 THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành nghị quyết về việc sáp nhập đơn vị cấp xã của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Chi tiết sáp nhập xã, phường của Hà Nội: Giảm 53 xã, phường THÀNH CHUNG 21/11/2024 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập phường, xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025.
Quân đội Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân TRẦN PHƯƠNG 21/11/2024 Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói Washington sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần nhưng chỉ trong tình hình 'có thể chấp nhận được'.