Năm 1972, công tác khai quật tại mống chi nhánh vùng York của Ngân hàng Lloyds lớn nhất Vương quốc Anh, bỗng tập trung vào một phát hiện bất thường.
Một nhóm công nhân đã tìm thấy mảnh hóa thạch không thể nhận dạng, và chuyển sang các nhà khảo cổ để tiến hành nghiên cứu xem nó là gì.
Mảnh hóa thạch này sau đó được xác định là… phân người, được cho là do người Viking từ khoảng 1.300 năm trước. Các sử gia tin rằng địa điểm này từng là nơi sinh sống của người Viking đến từ Đan Mạch.
Mảnh phân người Viking được bảo quản rất tốt, đến nỗi nó vẫn giữ nguyên vẹn cấu trúc và ở trong tình trạng “chuẩn” với chiều dài khoảng 20 cm và rộng 5cm. Theo phân tích, nguồn dinh dưỡng mà “cha đẻ” của cục phân đã dung nạp là thịt và bánh mì.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng người sản xuất cục phân có thể đã bị các vấn đề về đường ruột và đã không thể “giải quyết” được chừng vài ngày. Trong phân cũng có trứng giun tóc và giun sán, có thể gây ra đau dạ dày và các bệnh nặng hơn.
Điều thú vị hơn nữa là cục phân hiện nay trị giá 39000 đôla Mỹ và được bảo hiểm chi trả đầy đủ, được trưng bày trong khu vực bảo tàng của Trung tâm người Viking Jorvik.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận