Khách hàng thậm chí đe dọa tẩy chay Circus Circus, một quán đông khách tại Mt. Eden, ngay khi tấm ảnh nói trên xuất hiện, và được chia sẻ trên Twitter.
“Hãy luôn luôn sử dụng tiếng Anh,” tấm biển viết, “Nhằm tôn trọng đồng nghiệp chúng ta”.
Người chia sẻ bức ảnh cảm thấy khó chịu vì điều đó, và chỉ ra rằng Circus Circus có một lực lượng lao động đa sắc tộc, văn hóa – tức, không thuần da trắng.
Một người bình luận: “Thật kinh khủng. Không bao giờ tôi quay trở lại đó”, còn nhiều người khác gọi tấm biển là “tởm”, “phân biệt chủng tộc”.
Có người độc mồm hơn, cho rằng “Nghe như quản lý chỗ đó là mấy anh hề!”.
Giám đốc quản lý Circus Circus chia sẻ với tờ Daily Mail rằng, tấm biển nọ chỉ có tác dụng khuyến khích giao tiếp giữa nội bộ nhân viên của quán.
“Mọi người đến từ nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau; do đó lý do chúng tôi có tấm biển là để biết mọi người đang trao đổi gì với nhau. Chúng tôi chỉ mong mọi người dùng chung một ngôn ngữ khi đi làm, để giao tiếp hiệu quả hơn”.
New Zealand là quốc gia công nhận 3 ngôn ngữ chính: tiếng Anh, tiếng Maori, và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand.
Trang web của Cơ quan Nhân quyền New Zealand khẳng định:“Quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ là quyền được toàn cầu công nhận, được đề cập trong nhiều hiệp ước và tuyên bố nhân quyền”.
Việc người quản lý biện hộ chính sách “chỉ sử dụng tiếng Anh” với lý do tạo ra sự thân thiện ở nơi làm việc, hay vì “văn hóa công ty” là một điều khó lòng chấp nhận.
Kỳ thị sắc tộc, bằng ngôn ngữ, dù vậy, là một hiện tượng không mới, đặc biệt ở các quốc gia thuần sử dụng tiếng Anh.
Mới đây, tại Mỹ, một phụ nữ da trắng đã bị cho thôi việc, sau khi cáo buộc một người da đen hành hung mình vô cớ tại Central Park.
Và cách đây không lâu, xảy ra vụ cảnh sát Minnesota khống chế công dân da đen George Floyd, gây tử vong người này tại hiện trường; giữa lúc cái chết của Ahmaud Arbery - một người da đen khác - hồi tháng 2 vẫn còn dư âm rất lớn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận