Logo của Boom, một đối tác chống tin giả liên kết với Facebook tại Ấn Độ - Ảnh: REUTERS
Tần suất xuất hiện của chúng đang ngày càng tăng lên khi một nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ hai người Ấn lại có một người đọc trong một tháng trở lại đây.
Vòng xoay tin giả trên các nền tảng số đang là vấn đề gây nhức nhối cho Ấn Độ. Chính phủ nước này đã cảnh báo các công ty, rằng sẽ không dung tha đối với bất cứ nền tảng mạng nào cố tình tạo ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.
Theo Economic Times, các hãng lớn như Facebook hay Google đều đang thực hiện các nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho cuộc bầu cử sắp tới tại Ấn Độ.
Theo đó, những đại gia công nghệ này phải tăng cường đội ngũ kiểm duyệt tin tức và minh bạch hóa các quảng cáo chính trị. Ngoài ra, họ còn dùng đến nhiều loại công cụ khác nhau để dọn dẹp các nội dung bị cảnh báo là tin giả, .
Hơn 53% người tham gia một nghiên cứu mới cho biết họ nhận được rất nhiều tin giả từ nhiều trang mạng xã hội khác nhau "vì đợt bầu cử sắp tới". Nghiên cứu này được thực hiện bởi tổ chức Social Media Matters và Viện Quản lí, Chính sách và Chính trị (IGPP).
Trong số các trang mạng, nghiên cứu cho thấy "Facebook và WhatsApp là hai nền tảng bị lợi dụng lan truyền tin giả rất nhiều".
Trong khi Facebook từ chối lên tiếng, WhatsApp cho biết họ đang tiến hành việc giải quyết tin giả trước kỳ bầu cử 2019 của Ấn Độ.
Một điều thú vị khác là khoảng 41% người tham gia nghiên cứu của IGPP nói họ thường kiểm tra lại thông tin bằng cách tra cứu trên Google, Facebook và Twitter.
Các cuộc bỏ phiếu tại Ấn Độ sẽ bắt đầu từ ngày 11-4 cho đến hết ngày 19-4. Việc kiểm phiếu sẽ diễn ra trong ngày 23-5.
Gần 900 triệu cử tri Ấn Độ sẽ đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử này. Nghiên cứu trên cũng lưu ý rằng với khoảng một nửa số cử tri tiếp cận được internet, tin giả có thể tạo ra ảnh hưởng lớn tới kết quả bầu cử.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận