Phóng to |
Công an đưa thi thể bà Bương ra khỏi hiện trường - Ảnh: Việt Tường |
Phóng to |
Nhà cụ Bương ở thôn Phước Lương, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa (Phú Yên) sau khi cụ qua đời - Ảnh: KIM THỦY |
Ngày 8-7, chúng tôi đến nhà cụ Bương tại thôn Phước Lương, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa đúng lúc người thân đang cúng ba ngày cho cụ. Ông Trần Công Văn, con thứ sáu của cụ Bương, cho biết cụ có 10 người con và ai cũng khổ, vì thế cuối đời bà cụ rất buồn.
Theo ông Văn, cụ Bương có hai chuyện buồn. Chuyện thứ nhất là chuyện bà Trần Thị Giàu (chị ông Văn) ly hôn với ông Nguyễn Văn Lập. TAND huyện Đông Hòa tuyên buộc ông Lập phải trả cho cụ Bương 3 chỉ vàng mà cụ đã cho ông Lập mượn trước đó.
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Hòa đã kê biên một bộ ghế xalông của ông Lập để khấu trừ nợ cho cụ Bương, tương đương 1 chỉ vàng. Ông Lập còn nợ cụ Bương 2 chỉ vàng. Tháng 9-2011, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Hòa ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án của cụ Bương, vì ông Lập không có điều kiện thi hành.
Từ ngày ly dị, theo bà Giàu, ông Lập không chu cấp tiền để bà nuôi các con, lại còn thách thức không chịu trả 2 chỉ vàng cho cụ Bương, trong khi ông Lập và bà có tài sản chung là một ngôi nhà và hồ nuôi tôm.
Chuyện buồn thứ hai là chuyện vợ chồng ông Văn làm ăn thất bại. Vợ chồng ông mở đại lý cho Công ty thức ăn Hoa Chen, một công ty của Trung Quốc có chi nhánh tại VN, bán thức ăn nuôi tôm.
Cuối năm 2011, do tôm bị bệnh chết, nhiều người nuôi không có khả năng trả nợ, dẫn đến vợ chồng ông cũng nợ công ty. Vụ việc được đưa ra TAND huyện Đông Hòa xét xử, tòa buộc vợ chồng ông phải trả cho Hoa Chen 250 triệu đồng.
Ông phải vay mượn người thân 50 triệu đồng, số còn lại không có khả năng trả nên bị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Hòa cưỡng chế, thu hồi tài sản của vợ chồng ông để trả cho Hoa Chen.
“Trong khi đó, những người nuôi tôm còn nợ vợ chồng tôi 700 triệu đồng thì cơ quan thi hành án không cưỡng chế thu hồi. Cơ quan thi hành án rất nhiệt tình đi thu hồi nợ cho Công ty Hoa Chen, còn số tiền mà người khác nợ vợ chồng tôi thì họ bảo tôi tự đi điều tra tìm hiểu hoàn cảnh của từng trường hợp và tự làm đơn mang đến xã xác nhận, sau đó họ mới thi hành án. Tôi là người dân lao động bình thường thì làm sao làm được những việc đó?” - ông Văn nói.
Ông Văn cũng nói thêm: “Trước khi mất, mẹ tôi thường xuyên than vãn cho cuộc sống của chị Giàu và vợ chồng tôi. Bản thân mẹ tôi mang bệnh tiểu đường, không có tiền chạy chữa. Có lần bà nói thật ra các con của bà không phải không có tiền, mà do người khác nợ nên mới ra nông nỗi này. Tại sao khi con bà nợ thì người ta kê biên tịch thu tài sản để trả nợ, còn người khác nợ con bà thì họ lại làm ngơ? Mẹ tôi rất bức xúc về chuyện này”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận