06/02/2020 09:28 GMT+7

Corona và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

PHẠM PHÚ NGỌC TRAI - N.BÌNH ghi
PHẠM PHÚ NGỌC TRAI - N.BÌNH ghi

TTO - Không chỉ chia sẻ kiến thức, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người lao động, các chính sách chia sẻ gánh nặng về kinh phí, sắp xếp giờ làm cho người lao động phù hợp... cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Corona và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Ảnh 1.

Nắm đấm hợp sức chống lại corona - Ảnh: LI MIN

Dịch bệnh corona đang đảo lộn cuộc sống của người dân không chỉ ở vùng dịch, những thiệt hại về sự tàn phá của dịch bệnh với nền kinh tế đã thể hiện qua các con số. Tuy nhiên bất cứ rủi ro nào cũng đi kèm với cơ hội, lịch sử phát triển đã cho thấy dịch bệnh, thiên tai tàn phá nền kinh tế nhưng chúng cũng đem lại cơ hội phát triển cho nhóm khác.

Trong những ngày dịch bệnh bùng phát, toàn xã hội, không phân biệt người nào, ngành nào, đều bị tác động tiêu cực, về mặt vật chất hay tâm lý. Tuy vậy, dịch bệnh cũng tạo cơ hội cho một số ngành.

Ví dụ, trong những ngày qua, giữa biển đỏ của sàn chứng khoán vẫn xuất hiện những mã xanh. Đó là giá trị cổ phiếu các ngành dược lại tăng liên tục.

Thật ra, không ai, không một nhà kinh doanh hiện đại nào - những người có một lương tâm tối thiểu nhất - lại mong kiếm được nhiều lợi nhuận trên nỗi lo dịch bệnh, chết chóc của con người.

Cơn sốt khẩu trang đẩy giá mặt hàng, rồi các điểm bán tuyên bố ngưng bán khẩu trang khi có kiểm tra thao túng giá... Đó là bộ mặt xấu xí của xã hội thiếu văn minh, là những phản ứng phi thị trường, không có tính nhân văn.

Nhưng cũng may, trong cơn bão dịch, đâu đó vẫn có những hình ảnh đẹp, dù nhỏ bé. Là cảnh vài hàng quán tại Đà Nẵng tặng khẩu trang miễn phí hay tại TP.HCM các bạn trẻ phát khẩu trang miễn phí cho người đi đường.

Trong khi đó, nhiều xí nghiệp nỗ lực tăng ca sản xuất thêm khẩu trang và nước kháng khuẩn khác, nhà bán lẻ cam kết không tăng giá...

Khi toàn xã hội đang cùng chung tay phòng chống dịch bệnh lan nhanh như con ngựa bất kham, Chính phủ ra một loạt chỉ đạo thì cộng đồng doanh nghiệp - nơi mà hàng triệu lao động đang làm việc - cũng cần có kế hoạch hành động riêng của mình, cùng góp phần giảm thiểu hay dập tắt dịch bệnh.

Không chỉ chia sẻ kiến thức, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người lao động, các chính sách chia sẻ gánh nặng về kinh phí, sắp xếp giờ làm cho người lao động phù hợp... cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, người kinh doanh phải dựa trên "cặp song sinh" lợi nhuận doanh nghiệp và trách nhiệm cộng đồng. Các doanh nghiệp càng không được xem những rủi ro, thiên tai, dịch bệnh... là cơ hội để kiếm tiền, vì dù sao, cơ hội đó cũng rất ngắn.

Tiếng xấu sẽ làm "doanh nghiệp cơ hội" không phát triển về lâu dài. Thiên tai, dịch bệnh nên là cơ hội đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vững.

Tình hình dịch nCoV hiện nay cũng là liều thuốc thử tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - một mỹ từ trong bộ từ điển kinh doanh. Hãy biến mỹ từ đó thành hành động!

5.000 tấn nông sản ùn ứ, mỗi ngày vẫn có 20-30 xe hàng lên cửa khẩu 5.000 tấn nông sản ùn ứ, mỗi ngày vẫn có 20-30 xe hàng lên cửa khẩu

TTO - Chiều 3-2, Bộ NN&PTNT đã họp với các bộ, ngành nhằm thúc đẩy thương mại, phát triển sản xuất nông sản trước tác động dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra.


PHẠM PHÚ NGỌC TRAI - N.BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên