05/03/2021 20:05 GMT+7

Công ty Trung Quốc làm cao tốc, đè luôn di sản UNESCO

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Montenegro đã quyết định điều tra một dự án đường cao tốc do công ty Trung Quốc xây đi ngang qua sông Tara, một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Dự án từng vấp phải chỉ trích vì làm tăng nợ công của Montenegro thêm 80%.

Công ty Trung Quốc làm cao tốc, đè luôn di sản UNESCO - Ảnh 1.

Đường cao tốc do công ty Trung Quốc xây đi ngang sông Tara, đoạn qua lãnh thổ Montenegro - Ảnh: REUTERS

Các nhà hoạt động môi trường đã lên tiếng hoan nghênh quyết định điều tra của chính quyền Tổng thống Milo Dukanovic.

Văn phòng công tố thị trấn Kolasin nhấn mạnh các hành động của Công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) đã tác động xấu tới môi trường sông Tara, bao gồm cả khu vực được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) bảo vệ.

CRBC bị cáo buộc đã không nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường trước khi xây dựng, làm ảnh hưởng đến dòng sông được mệnh danh là "Dòng lệ của châu Âu".

"Bộ Phát triển bền vững và Bộ Giao thông vận tải cũng phải chịu trách nhiệm nữa. Họ đã phớt lờ các cảnh báo của chúng tôi về những tác động của dự án đường cao tốc tới môi trường", ông Dejan Milovac thuộc tổ chức phi chính phủ MANS tỏ ra bức xúc.

Theo trang tin Balkin Insight ngày 4-3, dự án đường cao tốc Bar-Boljare do Công ty cầu đường Trung Quốc (CRBC) xây dựng chính. Dự án trị giá hơn 944 triệu USD là một phần của tuyến đường cao tốc nối từ bờ biển Adriatic xuyên qua Montenegro để đến thủ đô Belgrade của Serbia.

85% chi phí xây dựng tuyến cao tốc trên đất Montenegro là tiền vay của Trung Quốc, một quyết định khiến người dân Montenegro giận dữ. Theo báo South China Morning Post, dự án này đã bị đổ lỗi là nguyên nhân khiến nợ công Montenegro tăng hơn 80%.

Mặc dù hoan nghênh việc điều tra, ông Milovac cho rằng những gì chính quyền thấy chỉ là một phần nhỏ các tác động xấu mà công ty Trung Quốc đã gây ra. Trong một báo cáo vào tháng 6-2019, MANS cho biết việc xây dựng cầu bắc qua sông Tara khiến bờ sông bị suy thoái.

Trong cùng thời gian đó, UNESCO và Ủy ban châu Âu ra 2 báo cáo kêu gọi chính quyền Montenegro để ý đến việc bảo vệ sông Tara, hạn chế các tác động của dự án cao tốc đến dòng sông di sản.

Quyết định điều tra CRBC được tiến hành sau khi giai đoạn 1 dự án cao tốc hoàn thành trước ngày cam kết. Montenegro được cho là đã tìm kiếm các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu cho giai đoạn 2, nhưng bị khước từ đến hai lần.

Bất chấp các chỉ trích và lo ngại có thể rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc, Tổng thống Dukanovic tin rằng dự án sẽ giúp thúc đẩy kinh tế Montenegro hồi phục và đi lên giai đoạn hậu COVID-19.

Không riêng gì Montenegro, đất nước chỉ có gần 700.000 dân, nhiều nước nhỏ khác của vùng Balkan đang trông chờ vào dòng tiền Trung Quốc để khôi phục kinh tế sau đại dịch, theo báo South China Morning Post.

Tanzania kịp hủy Tanzania kịp hủy 'khoản vay chết người' 10 tỉ USD từ Trung Quốc

TTO - Tổng thống Tanzania trong tuần này đã hủy "khoản vay chết người" trị giá 10 tỉ USD từ Trung Quốc, nói rằng "chỉ có người điên mới chấp nhận các điều kiện vô lý của Bắc Kinh".

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên