10/11/2014 14:58 GMT+7

Khối ngoại cơ cấu danh mục ở Đông Nam Á

CH. LUÂN (Theo WSJ)
CH. LUÂN (Theo WSJ)

TTO - Phần lớn những đợt bán cổ phần gần đây tại Đông Nam Á của các quỹ đầu tư là do họ cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.

Chỉ số chứng khoán Jakarta Stock Exchange đã tăng hơn 18% trong năm 2014, giúp các công ty góp vốn tư nhân bán bớt cổ phần đang nắm giữ tại nhiều công ty Indonesia - Ảnh: Getty Images

Sau khi mua cổ phần của công ty bán lẻ Indinesia PT Matahari Department Store năm 2010, CVC Capital Partners đã bán phần lớn trong lần niêm yết năm 2013 và đạt tỉ suất giá/thu nhập lên đến 27.

Nghiên cứu của Asia PE Index - ấn phẩm chuyên phân tích hiệu suất của các danh mục đầu tư góp vốn tư nhân tại châu Á - cho thấy đã có 6 đợt bán ra trong các công ty cổ phần tư nhân ở Indonesia trong 12 tháng qua.

Trong tháng 10, CVC Capital Partners huy động tổng cộng 450 triệu USD từ việc bán cổ phần trong nhà khai thác truyền hình cáp ở Indonesia PT Link Net mà CVC đã mua 49% từ 3 năm trước với giá 275 triệu USD. Link Net lên sàn hồi tháng 6-2014 với một số đợt bán nhỏ và đến tháng 10 tình trạng bán tháo mới rầm rộ.

Công ty Mỹ KKR - sở hữu một phần trong hãng máy bay trực thăng Weststar Aviation của Malaysia - cũng thuê một số ngân hàng để giúp huy động khoảng 500 triệu USD trong đợt IPO năm 2015. KKR đã mua 49% trong Weststar với giá 200 triệu USD hồi năm 2013.

Trước đó, đầu năm 2014, Baring Private Equity Asia đã bán 41,65% cổ phần đã nắm giữ 2 năm trong công ty dịch vụ hàng không PT Cardig Aero Services Tbk của Indonesia cho SATS Ltd. ở Singapore, với giá khoảng 93,5 triệu USD. Giá mua năm 2011 là 41 triệu USD.

Tốc độ bán như trên là tương đối nhanh. Dễ so sánh nhất, TPG Capital chỉ bán cổ phần trong ngân hàng PT Bank Tabungan Pensiunan Nasional duy nhất 1 lần vào năm 2013, kể từ khi mua lần đầu tiên hồi năm 2008.

Hay công ty Mekong Capital chỉ bán một phần cổ phần của nó trong hãng di động Mobile World của Việt Nam vào năm 2013, sau 6 năm mua vào.

Chuyên gia quản lý Chua Soon Ghee tại A.T. Kearney Đông Nam Á cho biết các quỹ có thể rút lui với lý do đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, và họ không muốn rước thêm rủi ro.

Dù có một số bất an, nhưng thị trường chứng khoán của Philippines, Thái Lan và Indonesia năm nay vẫn tăng 18% nhờ niềm tin vào chính phủ.

Trong khi thị trường cổ phiếu ở Malaysia năm 2014 đang chững lại, thì các quỹ quốc doanh có xu hướng tăng mua trong các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên ở nước này, vì thế thanh khoản luôn mạnh mẽ.

Năm 2014, chứng khoán Singapore tăng 4%, nhưng thị trường có vẻ được điều khiển bởi niềm tin đầu tư bất động sản mà chỉ một ít trong đó thuộc sở hữu của các công ty góp vốn tư nhân.

CH. LUÂN (Theo WSJ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên