Sau đó tôi đã gửi đơn khiếu nại lần hai đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan này ra quyết định giải quyết với nội dung cho rằng khiếu nại của tôi là đúng và đề nghị công ty phải thực hiện đúng theo điều 41 Bộ luật Lao động về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật đối với tôi.
Sau đó công ty vẫn không thực hiện đúng theo quyết định giải quyết khiếu nại trên.
Vậy tôi phải làm thế nào để công ty bồi thường cho tôi?
Một bạn đọc gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.
- Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:
Trường hợp của bạn đã thực hiện khiếu nại, chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai với kết quả khiếu nại của bạn là đúng, đề nghị công ty phải thực hiện đúng theo điều 41 Bộ luật Lao động về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Sau khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai này, bạn cũng như công ty không thực hiện quyền khởi kiện vụ án tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Do đó quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành ngay (căn cứ theo khoản 2, khoản 3, điều 34 của nghị định 24/2018/NĐ-CP).
Người có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là: người giải quyết khiếu nại; người khiếu nại; người bị khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai này có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành ngay, do chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo thi hành.
Công ty phải có trách nhiệm chấp hành quyết định để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Bạn có thể làm đơn kiến nghị chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để yêu cầu thi hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai nêu trên.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận