03/06/2015 08:36 GMT+7

Công nhân mỏ đá, mỏ khai khoáng dễ mắc bệnh nghề nghiệp

LAN ANH thực hiện
LAN ANH thực hiện

TT - VN đang có một số “trung tâm” khai thác đá xây dựng, đá granit ở Thái Nguyên, Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai...

Đoàn xe ben nối đuôi chạy vào các mỏ đá Tân Cang (xã Phước Tân) để lấy đá.

Không chỉ ảnh hưởng tính mạng và sự an toàn của cư dân sống xung quanh mỏ đá (loạt bài “”- Tuổi Trẻ 25-5), công nhân trực tiếp khai thác và chế biến đá cũng gặp không ít rắc rối về sức khỏe.

Ông Đinh Xuân Ngôn, trưởng khoa vệ sinh và an toàn lao động (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Bộ Y tế), nói với Tuổi Trẻ:

- Tại VN, theo chúng tôi được biết là chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe đối với cư dân sống xung quanh các mỏ đá, mỏ khai khoáng nhưng đã có nhiều nghiên cứu về sức khỏe người lao động. Ở các mỏ đá có hai kiểu vấn đề đối với đá granit là lượng silic trong đá rất cao, tới 20-50%, còn đá xây dựng, đá công trình  lượng silic chỉ 5%.

Công nhân tiếp xúc với silic hằng ngày trong khi điều kiện bảo hộ lao động hạn chế sẽ dễ bị bệnh bụi phổi silic. Đây là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất trong số 29 bệnh nghề nghiệp đã được bảo hiểm, chiếm tới 85% số người mắc bệnh nghề nghiệp đã được giám định.

Thứ nữa, khai thác đá thường nổ mìn phá đá, tiếp xúc với tiếng ồn từ khai thác, chế biến, tiếng máy khoan, máy nghiền đá nên bệnh thường gặp thứ hai ở nhóm công nhân mỏ đá là điếc hoặc ảnh hưởng thính lực. Thứ nữa là bệnh đường hô hấp do tiếp xúc với bụi, bệnh về da, mắt...

Chúng tôi đề xuất nhiều bệnh nghề nghiệp vào danh mục bệnh được bảo hiểm, sau đó Bộ Y tế đánh giá, quyết định, nhưng khó khăn là danh sách có 29 bệnh thì chỉ 29 bệnh đó được bảo hiểm, dù bệnh nghề nghiệp rõ ràng nhưng không trong danh sách 29 bệnh thì cũng không được bảo hiểm 
Ông ĐINH XUÂN NGÔN

* Ông đánh giá thế nào về điều kiện bảo hộ lao động cho công nhân mỏ đá và những cư dân sống quanh khu vực khai thác, chế biến đá?

- Đi giám sát nhiều công ty chúng tôi nhận thấy một vấn đề là khẩu trang càng bảo hộ tốt thì càng gây hiện tượng thở khó khăn, người khai thác, chế biến đá có cường độ làm việc cao mà khẩu trang lại bít bùng nên họ thường thích sử dụng khẩu trang vải đơn giản nhưng hiệu quả ngăn bụi hạn chế.

Bệnh nghề nghiệp có một đặc trưng là không phát bệnh ngay, phải 10 - 15 năm sau khi tiếp xúc thường xuyên mới phát tác nên người ta thường chủ quan.

Có nơi cung cấp khẩu trang và nút tai chống ồn cho công nhân, nhưng công nhân lại muốn bỏ nút tai để còn trò chuyện trong khi làm việc. Quan trọng phải là người đứng đầu và ý thức của từng công nhân.

Vừa qua tôi có xem loạt bài “T” trên Tuổi Trẻ và thấy những phản hồi từ cư dân xung quanh mỏ (chưa nói đến sức khỏe công nhân) đã có những vấn đề đáng ngại. Rất nên có những đánh giá và phương án di dời để việc khai thác không ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe cư dân xung quanh.

LAN ANH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên