12/12/2024 12:12 GMT+7

Công nghệ thay đổi vận tải, tiết kiệm và tiện nghi hơn

Gần 10 năm qua, thị trường vận tải Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các ứng dụng công nghệ. Các app không chỉ mang "làn gió" mới về sự tiện lợi trong di chuyển mà còn thay đổi thói quen tiêu dùng, tạo ra những cơ hội lớn cho ngành vận tải.

Công nghệ thay đổi vận tải, tiết kiệm và tiện nghi hơn - Ảnh 1.

Shipper lấy đồ ăn ở quận 3 (TP.HCM) để đi giao cho khách - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Năm 2014, Grab và Uber bước chân vào Việt Nam, khi thị trường vận tải hành khách vẫn bị chi phối bởi taxi truyền thống và xe ôm tự phát.

Sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã thay đổi cách người Việt di chuyển. Với vài thao tác trên điện thoại, người dùng có thể dễ dàng đặt xe, theo dõi hành trình, biết trước giá cước và thanh toán linh hoạt.

Thay đổi "vẫy xe" và "alô tổng đài"

Anh Nguyễn Văn Bình (35 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ trước đây khi gọi taxi, anh thường phải đứng bên đường vẫy xe, không biết giá bao nhiêu và đôi khi còn bị hét giá. "Từ khi có xe công nghệ, mọi thứ minh bạch hơn, tôi luôn biết trước giá cước", anh nói.

Nhiều khách hàng nhìn nhận chưa lúc nào ngành vận tải Việt Nam lại phát triển đa dạng và mạnh mẽ như hiện nay.

Các doanh nghiệp taxi truyền thống cũng phải thay đổi. Giám đốc một doanh nghiệp taxi tại TP.HCM cho biết thời gian đầu chịu tổn thất nặng nề. Tuy nhiên sau khi áp dụng công nghệ và cải tiến dịch vụ, khách hàng bắt đầu quay lại.

Sự cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ đã tạo ra nhiều lợi ích lớn cho người tiêu dùng. Giá cước minh bạch hơn, chất lượng phục vụ được cải thiện và thời gian chờ đợi được rút ngắn.

"Nhờ có cạnh tranh, khách có thể lựa chọn xe đẹp, biết được giá trước khi quyết định di chuyển - điều mà trước kia họ khó làm được" - chị Hoàng Thu Hương, 28 tuổi, TP.HCM, nhìn nhận.

Chị Hương cho rằng app công nghệ hiện nay đáp ứng nhiều nhu cầu của chị như đi làm, gọi đồ ăn, đi chợ và gửi hàng. Các tài xế thân thiện, xe sạch sẽ và dịch vụ minh bạch.

Như ứng dụng Grab hiện nay không chỉ dừng lại ở việc cải thiện trải nghiệm di chuyển mà còn mở rộng dịch vụ sang các lĩnh vực khác như giao nhận thức ăn (GrabFood), đi chợ hộ (GrabMart), gửi hàng hóa (GrabExpress).

Thúc đẩy "kinh tế chia sẻ" tại Việt Nam

Mô hình kinh tế chia sẻ đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0, và Grab chính là một trong những đại diện tại Việt Nam. Ứng dụng này đã giúp tận dụng nguồn lực xã hội, tạo ra chuỗi giá trị mới và mang lại cơ hội thu nhập cho nhiều người lao động, từ tài xế đến đối tác thương nhân.

Theo thống kê của Grab năm 2024, số chuyến xe trung bình của xe hai bánh đã tăng 30% so với năm 2014. Đối với nhiều tài xế, ứng dụng không chỉ là một công việc mà còn là giải pháp để duy trì thu nhập trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Anh Lê Quốc Đạt (TP.HCM) chia sẻ Grab đã giúp anh có thêm thu nhập nuôi gia đình hơn 7 năm qua.

Không chỉ có tài xế, các đối tác nhà hàng cũng ghi nhận những lợi ích rõ rệt. Chị Phạm Thị Tuyết, chủ một quán ăn tại TP.HCM, cho biết từ khi hợp tác với GrabFood, doanh thu của quán đã tăng gấp đôi.

"Nhờ các chương trình khuyến mãi trên ứng dụng, quán tôi thu hút được lượng lớn khách hàng, có lúc shipper đứng chờ lấy hàng kín cả ngõ", chị kể.

Ông Alejandro Osorio, giám đốc điều hành Grab Việt Nam, nhấn mạnh ứng dụng mong muốn trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Với mô hình kinh tế chia sẻ, ứng dụng đã mang lại lợi ích cho các bên từ người dùng, tài xế, đối tác nhà hàng đến cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, để mô hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ và bền vững, cần có sự cải tiến trong khung pháp lý. Theo chuyên gia chiến lược Đỗ Hòa, Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong quản lý. Các quy định pháp lý cần linh hoạt hơn, phù hợp với từng khâu trong chuỗi giá trị của mô hình này, thay vì áp dụng tư duy quản lý cũ kỹ.

Cam kết đồng hành, phát triển bền vững

Kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam, ông Alejandro Osorio, giám đốc điều hành Grab Việt Nam, khẳng định cam kết đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ứng dụng tập trung tăng cường năng lực kinh tế cho người dân thông qua chuyển đổi số, đặc biệt ở khu vực nông thôn và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Grab Việt Nam cũng hướng đến phát triển bền vững thông qua các giải pháp giao thông kết nối, hỗ trợ các dự án môi trường như trồng rừng, giảm rác thải nhựa và khuyến khích sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh của Việt Nam.

Công nghệ thay đổi vận tải, tiết kiệm và tiện nghi hơn - Ảnh 2.Grab rung chuông trên sàn chứng khoán ở Mỹ

TTO - Grab lên sàn tại Mỹ bằng “cửa sau” sau khi đạt được thỏa thuận sáp nhập trị giá 40 tỉ USD với Altimeter Growth, một công ty SPAC hồi tháng 4-2021.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên