16/03/2017 21:22 GMT+7

Cổng làng Mông Phụ của giáo sư Nhật đẹp rực rỡ

PHƯƠNG NHI
PHƯƠNG NHI

TTO - Trên cơ sở số liệu đo đạc công phu, giáo sư, kiến trúc sư người Nhật Bản Ejima Akiyoshi đã phục dựng lại mô hình cổng làng Mông Phụ theo tỉ lệ 1/10 bằng gỗ quý của Nhật Bản và trao tặng cho Bảo tàng Hà Nội chiều 16-3.

Mô hình cổng làng Mông Phụ - Ảnh: PHƯƠNG NHI
Mô hình cổng làng Mông Phụ - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi là người đã từng tham gia nghiên cứu, hướng dẫn trùng tu một số di tích tại Việt Nam như khu phố cổ Hội An, nhà cổ Bắc Ninh và làng cổ Đường Lâm.

Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, ông đã tham gia 17 đợt nghiên cứu, tu bổ tại làng cổ Đường Lâm. Đặc biệt, ông giành tâm huyết nghiên cứu công trình kiến trúc cổng làng Mông Phụ - một di sản của Đường Lâm.

“Trong quá trình tu bổ rất nhiều công trình kiến trúc ở Việt Nam từ trước đến nay, chúng tôi đã kết hợp một số hoạt động khác bao gồm có tu bổ với điều kiện vẫn giữ nguyên gốc và chính xác của di tích, ngoài ra trong một số trường hợp cho phép thì có thể phục hồi lại những bộ phận đã mất nhưng cũng với nguyên tắc phỏng vấn lấy thông tin một cách đầy đủ nhất có thể, kết hợp với việc hợp tác và thảo luận với những người thợ địa phương để làm sao phục hồi được đúng phương pháp truyền thống.

Đây là một trong những điều tối quan trọng của việc tu bổ. Tôi không dám nói công trình của mình đạt được đến 100 điểm nhưng nó ít nhiều thể hiện được tình cảm của tôi với những người bạn Việt Nam cũng như người dân địa phương”, kiến trúc Ejima Akiyoshi chia sẻ.

 

Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi giới thiệu và hoàn thành công đoạn lắp mô hình - Ảnh: PHƯƠNG NHI
Giáo sư, kiến trúc sư Ejima Akiyoshi giới thiệu và hoàn thành công đoạn lắp mô hình - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Cổng làng Mông Phụ là một trong các kiến trúc thuộc di sản Làng Cổ Đường Lâm - di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng vào đời vua Lê Thần Tông (1553).

Cổng làng Mông Phụ mang nét kiến trúc độc đáo nhà hai mái dốc, được dựng theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng).

Cổng có trụ đỡ mái và đầu nóc, bên trong có khung gỗ, kèo, hoành, rui. Những chiếc hoành tròn gác trên hai bộ vì “chồng giường, kẻ truyền” tạo nên hai mái cân kiểu nhà tiền tế. Hai mái chảy của cổng làng lợp ngói ri…

PHƯƠNG NHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên