Phóng to |
Khoai sọ được trồng và sử dụng làm thực phẩm ít hơn khoai lang, khoai tây, nhưng lại có tác dụng chữa bệnh phổ biến hơn. Củ khoai sọ chứa 26,5% glucid, 1,8% prôtêin, 0,1% lipid, 64mg% Ca, 75mg% P, 1,5%mg Fe, 0,02mg% carqten và các vitamin B1, B2, C, PP.
Về mặt thuốc, khoai sọ có vị ngọt, hơi the, tính bình, có tác dụng điều hòa nội tạng, an thần, giải độc, làm se. Ăn khoai sọ thường xuyên sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng, vì hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước nhỏ nhất so với hạt của các cây lương thực khác.
Củ khoai sọ nấu với cá diếc hoặc cá quả ăn chữa ho lao, gầy yếu; với rau rút làm dễ ngủ, bớt mỏi mệt; với rau mồng tơi và rau đay làm nhuận tràng.
Củ khoai sọ giã nhỏ, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc, đắp chữa bỏng lửa, bỏng nước sôi; thái nhỏ, nấu sôi, lấy nước tắm rửa chữa mẩn ngứa hoặc luộc chín, nghiền nát rồi trộn với ít giấm, đắp chữa mụn nhọt, đầu đinh. Trẻ em bị chốc đầu dùng củ khoai sọ giã nát, đắp cũng rất tốt. Bột khoai sọ rắc làm thuốc cầm máu.
Lá khoai sọ thái nhỏ, phơi khô (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với lá vông nem, lá gai, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày chữa tâm phiền ở phụ nữ có mang; thai động không yên. Lá khoai sọ (30g), củ cà rốt (30g), tỏi (vài nhánh), thái nhỏ, sắc uống chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Để chữa mụn nhọt, rắn cắn, ong đốt: lấy lá khoai sọ để tươi, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận